Phân chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc nào?
Việc phân chia tài sản khi ly hôn được quy định theo quy định của pháp luật. Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận, tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản dựa trên công sức đóng góp, hoàn cảnh và lỗi của vợ, chồng trong hôn nhân.
Mục lục
Các bước ly hôn được tiến hành như thế nào?
Quy trình các bước thủ tục ly hôn diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ cho Tòa án
Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền, cụ thể như sau:
- Ly hôn thuận tình: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú hoặc làm việc (điểm b khoản 2 Điều 35, điểm h khoản 2 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
- Ly hôn đơn phương: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn (điểm a khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Bước 2: Thụ lý đơn ly hôn
Sau tiếp nhận đơn ly hôn, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý hay không? Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án thụ lý đơn ly hôn từ thời điểm nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí (tham khảo quy định tại Điều 191, 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Bước 3: Hòa giải
Hòa giải tại Tòa án nhân dân là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa vụ án ra xét xử, cụ thể như sau (tham khảo Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Điều 208, 21, 212, 213, 220 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015):
Trường hợp 1: Thuận tình ly hôn
- Hai vợ chồng đồng ý đoàn tụ: Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Hòa giải thành công: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
- Hòa giải không thành: Lập biên bản hòa giải không thành công và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết.
Trường hợp 2: Ly hôn đơn phương
Nếu hòa giải thành, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
Lưu ý: Quyết định hòa giải thành có hiệu lực ngay, không được phép kháng cáo kháng nghị
Bước 4: Phiên tòa sơ thẩm
Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án gửi giấy triệu tập và thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm có các đương sự.
Phân chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc nào?
Việc phân chia tài sản khi ly hôn do người vợ người chồng thoả thuận với nhau; nếu như không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết. Việc chia tài sản được thực hiện theo nguyên tắc như sau (tham khảo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014):
Thứ nhất, tài sản riêng
Tài sản riêng thuộc sở hữu của bên nào thì vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của bên đó. Tài sản riêng gồm tài sản:
- Có trước khi kết hôn;
- Được thừa kế, được tặng cho riêng;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi tiến hành thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người vợ, người chồng;
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
Thứ hai, tài sản chung
Về nguyên tắc sẽ được tiến hành chia đôi nhưng có xem xét dựa trên những yếu tố như sau:
- Hoàn cảnh gia đình và của các bên;
- Công sức đóng góp trong việc tạo lập tài sản, duy trì và phát triển khối tài sản chung của từng người;
- Bảo vệ các lợi ích chính đáng của từng bên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có vẫn có thể tiếp tục tạo ra nguồn thu nhập;
- Lỗi của từng người.
Dịch vụ tư vấn phân chia ly tài sản tại Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam thực hiện dịch vụ tư vấn phân chia ly tài sản khi ly hôn gồm những nội dung như:
- Tư vấn về quyền yêu cầu ly hôn của người vợ người chồng;
- Tư vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia tài sản ly hôn, cách chia tài sản ly hôn;
- Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn với các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
- Tư vấn điều kiện, thẩm quyền tiến hành, trình tự thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết ly hôn;
- Soạn thảo đơn yêu cầu ly hôn và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để nộp cho Tòa án.