Thủ tục nhập khẩu cho con như thế nào?
Trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà con sinh ra không có cùng sổ hộ khẩu với cha, mẹ. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ thủ tục nhập khẩu cho con trong những trường hợp này.
Mục lục
1. Nguyên tắc chung về nhập khẩu cho con?
Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú 2006.
Theo quy định của Luật Cư trú 2020, nhập hộ khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
- Vợ về ở với chồng;
- Chồng về ở với vợ;
- Con về ở với cha, mẹ;
- Cha, mẹ về ở với con.
Về nguyên tắc đăng ký khai sinh cho con phải theo nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú của mẹ, trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ (thường trú và tạm trú) thì mới có thể làm thủ tục đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của người cha.
Trong những trường hợp người cha có lý do chính đáng và cơ sở để mong muốn được đăng ký khai sinh cho con và nhập hộ khẩu cho con vào hộ khẩu của bố thì thường là trường hợp những đứa trẻ sinh ra mồ côi mẹ, mẹ bỏ đi không rõ nơi sinh sống, cha mẹ ly hôn mà có thỏa thuận giao con cho cha…
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.
2. Thủ tục nhập khẩu cho con như thế nào?
2.1. Hồ sơ nhập khẩu cho con
Hồ sơ nhập hộ khẩu cho con bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp hoặc của người được ủy quyền, hoặc có ý kiến rõ ràng bằng văn bản;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, hoặc chứng minh bằng thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cư trú.
2.2. Thủ tục nhập hộ khẩu cho con
Cha, mẹ nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, trong trường hợp đồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Những điều cần chú ý khi nhập khẩu cho con vào hộ khẩu gia đình:
– Trẻ em, người chưa thành niên có thể nhập khẩu khác với hộ khẩu của cha, mẹ nếu được cha, mẹ có văn bản đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
– Trong trường hợp sau khi đăng ký khai sinh, giấy khai sinh của trẻ theo họ mẹ thì trong sổ hộ khẩu cũng ghi tên trẻ theo họ mẹ.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ.Nếu quá thời hạn này mà chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.