8 thói quen cha mẹ cần rèn giũa con cái trước khi trưởng thành
Chúng ta có thể thấy sức mạnh của thói quen mạnh đến mức có thể đưa một người lên đỉnh cao hoặc kéo họ xuống đáy vực. Tính khí ban đầu của con người là như nhau, nhưng trong quá trình trưởng thành thì thói quen sống sẽ khác nhau do ảnh hưởng từ môi trường sống.
Nhà tâm lý học người Mỹ William James đã từng nói: “Gieo một hành động gặt một thói quen; gieo một thói quen gặt một tính cách; gieo một tính cách gặt một số phận.”
Do đó, những thói quen tốt nếu được vun đắp từ nhỏ mới có thể mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc sống của chúng.
Mục lục
Sinh hoạt cuộc sống điều độ
Sinh hoạt điều độ là yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tốt. Nếu giờ sinh hoạt không cố định, thức thâu đêm sẽ đẩy trẻ vào cuộc sống của những người thiếu tự chủ. Bởi vậy các bậc cha mẹ nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt một cách thường xuyên, ví dụ như ngủ dậy lúc đúng giờ, lập thời gian biểu các hoạt động trong ngày của trẻ như ăn sáng, học bài, đọc sách, đi ngủ… và chúng cũng nên cần phải chi tiết.
Có cuộc sống điều độ ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ sớm tự hình thành thói quen lập kế hoạch cho bất cứ điều gì chúng làm trong tương lai. Điều này sẽ khiến trẻ luôn đúng hẹn và có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống bất ngờ.
Làm sai thì phải sửa
Nhà văn Elbert Hubbard có từng viết: “Sai lầm lớn nhất thường mắc phải trong đời người là luôn sợ hãi mình sẽ phạm phải sai lầm”. Một khi bạn đủ can đảm để thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của bản thân và không đổ lỗi hay giấu diếm thì đó sẽ là một bài thuốc hữu hiệu giúp trẻ nên người.
Việc quan trọng nhất đó là bố mẹ nên hiểu rằng tư duy của trẻ còn non nớt, chưa hiểu chuyện nên dễ mắc sai lỗi. Bởi vậy, người lớn nên có thái độ cảm thông, thấu hiểu và dạy trẻ cách tự nhìn nhận lỗi sai của bản thân để sửa chữa. Nên khuyến khích trẻ mạnh khi đã làm sai thì dám nhìn nhận và nhận lỗi. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ hướng giải quyết, khắc phục, và sửa đổi những lỗi sai ấy.
Kiểm soát tốt cảm xúc
Kiểm soát tốt cảm xúc là kỹ năng cần thiết đối với phương pháp dạy dỗ con trẻ. Vì từ đó trẻ có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để có cách ứng xử và hòa nhập với xã hội rộng lớn.
Với đứa trẻ không kiểm soát được cảm xúc, bố mẹ cần phải kiên nhẫn dạy con để trẻ nhận diện được cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp để biểu hiện tâm trạng. Nên bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, hồi hộp, háo hức hay giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác biệt giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng con đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình thì hãy động viên trẻ kiềm chế hoặc bộc lộ tâm trạng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Học cách lựa chọn và biết cách lựa chọn
Trong cuộc sống chúng ta thường phải đưa ra những sự lựa chọn, dù khó khăn đến đâu. Đặc biệt khi phải từ bỏ những thứ yêu thích thì con người lại dễ rơi vào nỗi buồn.
Cha mẹ cần nuôi dưỡng con có khả năng lựa chọn và sẵn lòng từ bỏ, kể cả những thứ trẻ thích từ khi còn nhỏ. Đây là một phương pháp rèn luyện thói quen tư duy tốt, giúp trẻ xác định rõ ràng mục tiêu khi đối mặt trước những lựa chọn lớn trong tương lai. Đặc biệt với những trẻ có mục tiêu, ước mơ riêng càng sớm thì cơ hội thành công sau này càng mở rộng.
Phát triển thói quen đọc sách
Việc đọc sách mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích tốt như giúp phát triển trí não bộ, tăng sự gắn kết với bố mẹ, phát triển kỹ năng ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội… Đây là thói quen làm nên cơ sở giúp trẻ thành công trong cuộc sống.
Để hướng trẻ vào thói quen đọc sách thì chính bố mẹ phải làm gương trước. Nếu bố mẹ thường xuyên đọc và chia sẻ nó với trẻ, trẻ sẽ phần nào cảm nhận được sự nhiệt tình và háo hức muốn cạnh tranh với bố mẹ. Trong vô thức, phần đông trẻ đều nghĩ bố mẹ là hình mẫu lý tưởng trong tương lai mình muốn trở thành.
Không được trì hoãn
Nhiều người trưởng thành mắc chứng trì hoãn, hay làm việc gì cũng vội vàng vào phút chót, hay nói các khác đó là thói quen “nước đến chân mới nhảy”.
Cha mẹ nên rèn luyện con thói quen không được trì hoãn mọi việc, để trẻ có nhiều thời gian để xử lý những trường hợp khẩn cấp, do đó sẽ học được cách bình tĩnh giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như hãy đảm bảo để trẻ hoàn thành bài tập về nhà trước khi được đi chơi, hoặc làm xong việc nhà trước khi được phép xem TV.
Tự giải quyết vấn đề của mình và suy nghĩ độc lập
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập thói quen có suy nghĩ về mọi việc và hình thành quan điểm cũng như cách giải quyết riêng vì nó sẽ khiến trẻ trở nên độc lập. Sự thành công của trẻ phụ thuộc vào việc chúng tự suy nghĩ tốt như thế nào và tự mình đưa ra các giải pháp từ suy nghĩ độc lập theo cách riêng của mình.
Nếu trẻ gặp vấn đề nào đó ở trường với bạn bè, hãy hướng dẫn trẻ xác định rõ vấn đề và cách giải quyết bằng các giải pháp tích cực. Vì nó sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề khác.
Tinh thần luôn lạc quan
Trẻ con thường rất dễ nản lòng khi đứng trước mọi thứ không theo ý mình. Hãy giúp con học cách mạnh mẽ đối mặt với những khó khăn, thất bại để từ đó cho con thấy được tầm quan trọng của việc sống tích cực.
Giúp con bạn phát triển với lối sống lành mạnh và có một tư duy tích cực bằng cách dạy chúng hãy luôn yêu bản thân mình và ngừng so sánh mình với bất kỳ ai.