6 bí kíp để tránh mâu thuẫn hôn nhân
Hôn nhân giống như một chiếc xe chạy trên đường có không ít chỗ xóc, ổ gà, thậm chí có nhiều khúc cua và chướng ngại vật. Những gì chúng ta cần là làm cho cuộc hành trình này suôn sẻ hơn. Dưới đây là một số bí quyết nhỏ giúp bạn hạn chế mâu thuẫn trong hôn nhân.
Mục lục
Hãy tranh luận, đừng tranh cãi
Nói một cách đơn giản, tranh luận là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về một vấn đề và tất nhiên, nếu có thể hãy phân tích điều gì đúng và điều gì sai cho cả hai bên. Tuy nhiên, tranh luận không có nghĩa là một cuộc đấu khẩu chửi bới của cả hai. Bạn và người ấy có thể tự do tranh luận, nhưng khi cao trào đến và đến lúc chuyển sang bới móc tính tốt xấu, đâu là đúng, đâu là sai thì nên tạm thời dừng lại hãy hít thở thật sâu hoặc sang phòng khác và tạm dừng lại rồi hãy ra ngoài. Chờ ở một nơi khác cho đến khi cả hai ổn định và tiếp tục bàn bạc về vấn đề đã qua, đừng biến nó thành một cuộc khẩu chiến ngôn từ. Nhiều người nghĩ “muốn dừng không được vì anh/cô ta rất ngang bướng”, nhưng tại sao không chủ động kết thúc cuộc tranh cãi không có hồi kết?
Im lặng không phải là vàng
Điều quan trọng thứ hai sau cuộc tranh luận là tránh im lặng. Nhiều người cho rằng tốt nhất nên giữ im lặng nếu cãi vã với nhau mà không giải quyết được vấn đề, những điều tồi tệ nhất là khi một bên không hiểu bên kia nghĩ gì họ muốn. Thậm chí, sự im lặng còn ngầm khiến đối phương hiểu rằng “tôi không thèm nói với anh/cô” và càng khiến họ tức giận hơn.
Nếu hai vợ chồng không thể chia sẻ vấn đề đang ẩn giấu, thể hiện quan điểm của mình một cách thẳng thắn trên cơ sở tôn trọng đối phương là cách bạn nên quan tâm đến. Ngay cả khi bạn thất vọng về người bạn đời của mình, hãy tìm cách cho họ biết để họ thay đổi.
Nhìn vào ưu điểm của đối phương
Ngoài những nhược điểm bạn thấy, đối phương của bạn cũng có thể có một số ưu điểm. Nếu không, tại sao bạn lại kết hôn với anh ấy/cô ấy? Nếu cứ nhìn vào những điểm chưa tốt của nhau thì chỉ thấy cuộc hôn nhân của mình chỉ là đau khổ, hãy cố gắng nhìn mới mẻ tốt đẹp về nhau. Khi đó bạn sẽ có động lực để cố gắng vực dậy cả hai và nghĩ đến việc cải thiện mối quan hệ vợ chồng theo hướng tích cực.
Không tranh cãi lạc đề
Khi nói về một chủ đề gây căng thẳng, bạn và đối phương thường có thể dễ dàng chuyển sang chủ đề khác. Ví dụ, nếu bạn đang tranh cãi về việc có nên mua một chiếc điện thoại đắt tiền hay không, đừng chuyển nó sang thành việc anh ấy/cô ấy không để ý tới mình hay vấn đề nào đó đã từ xưa cũ lại lôi ra nhắc lại để bới móc. Nếu đang có cuộc tranh luận với nhau, bạn hãy cố gắng để chính mình và đối phương lắng nghe và hướng đến những gì liên quan đến sự việc cụ thể thôi nhé.
Không giấu diếm cảm xúc
Những bất đồng thường nảy sinh do một trong hai bên không thể hiện cảm xúc của mình. Hãy tưởng tượng cảm xúc của bạn bị mắc kẹt giống như một quả bóng được bơm căng. Nếu không “xả” kịp thời thì quả bóng bay sẽ phát nổ, vậy thì hãy cứ để những cảm xúc đang chứa chất được tuôn ra. Trong quá khứ và thậm chí bây giờ, nhiều người trẻ được dạy rằng con trai là mạnh mẽ và phải che giấu cảm xúc của họ. Hãy quên nó đi, hãy tôn trọng cảm xúc của mọi người và thoải mái bày tỏ cảm xúc của mình.
Ai cũng có lúc sai lầm
Con người không phải là viên ngọc, thậm chí viên ngọc còn có vết nên chúng ta không ngại nhìn nhận rằng ai cũng có những lúc sai lầm. Nhưng trong tâm lý bình thường, khi tranh luận hay bất đồng, chúng ta ít khi cho rằng mình sai mà thường đổ lỗi cho đối phương. Nếu vậy, những bất đồng trong gia đình đến bao giờ sẽ chấm dứt khi nào? Hãy nhìn nhận những điều mà bản thân chưa có được với nửa còn lại, đừng sợ mình sẽ bị hạ thấp giá trị. Việc hoàn thiện tính cách không phải sự hoàn hảo trong mắt của mỗi người mà cả hai đang chờ đợi sao?