Bật mí 7 cách cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt
Mục lục
1. Thay đổi cách học cho trẻ
Việc học thuộc lòng có thể khiến trẻ em cảm thấy buồn chán và mất đi hứng thú học hỏi, dẫn đến sự suy giảm trong khả năng tập trung và ghi nhớ. Để giúp trẻ vượt qua điều này, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ áp dụng cách học mới bằng cách chuyển đổi thông tin thành các hình ảnh đồ họa hay các dạng biểu đồ mà trẻ yêu thích và quen thuộc. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt và lưu giữ thông tin hiệu quả hơn.
2. Các phương pháp giúp trẻ xử lý stress và lo âu
Căng thẳng và lo âu có thể ảnh hưởng đến khả năng nhớ của trẻ. Phụ huynh có thể dạy trẻ các kỹ năng quản lý căng thẳng như thực hành hít thở sâu hoặc đếm từ một đến hai mươi để giảm bớt lo lắng. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn nâng cao khả năng xử lý thông tin của trẻ.
3. Tầm quan trọng của giấc ngủ giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt
Trẻ em cần có khoảng 8 – 10 tiếng ngủ mỗi đêm để giúp củng cố và tăng cường trí nhớ. Việc thiết lập một lịch trình ngủ đều đặn, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ thức dậy tỉnh táo và sẵn sàng cho một ngày mới.
Nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đã chỉ ra rằng khả năng nhớ lại các hình ảnh hoạt hình xem vào buổi sáng của trẻ có thể cải thiện 10% sau khi ngủ trưa. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ trưa, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo.
4. Khuyến khích trẻ đọc và tương tác với văn bản
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ đọc và tương tác tích cực với các văn bản như ghi chép, đánh dấu các đoạn quan trọng và chia sẻ suy nghĩ về những gì trẻ đang đọc. Những hoạt động này giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ thông tin trên cả ngắn hạn và dài hạn.
5. Khuyến khích chơi trò chơi
Tham gia vào trò chơi có thể cải thiện trẻ phát triển trí nhớ tốt thông qua các thử thách và tình huống thú vị. Dù là trò chơi do gia đình tự tạo hay trên ứng dụng trực tuyến đều giúp con bạn có kỹ năng xử lý thông tin và sáng tạo trong giải quyết các tình huống. Việc trải nghiệm sự đa dạng trong trò chơi cũng là cơ hội để trẻ khám phá và tăng cường sự tò mò, qua đó học hỏi hiệu quả hơn.
6. Phân chia thông tin thành các bước nhỏ
Cung cấp hướng dẫn hoặc thông tin dưới dạng các bước nhỏ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn mà không bị quá tải. Khi viết một bài luận, phụ huynh có thể yêu cầu trẻ chia công việc ra thành các giai đoạn: động não, lập dàn ý và viết bản nháp đầu tiên. Điều này giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt hơn mà không cảm thấy áp lực.
7. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Não bộ của chúng ta được cấu thành từ các chất béo quan trọng như axit béo omega-3 và DHA, có thể tìm thấy trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng và cá hồi. Những thực phẩm này đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển não bộ và các tế bào thần kinh, cũng như cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.
Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, chứa nhiều vitamin D, B6 và B12, có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển trí não của trẻ, việc tiêu thụ rau xanh cũng rất cần thiết. Rau lá xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, E, K, chất chống oxy hóa, khoáng chất và chất xơ, tất cả đều quan trọng cho sự phát triển trí não và sức khỏe tổng thể.
Các loại rau như mồng tơi, rau ngò gai, bạc hà, rau cải, xà lách và lá củ dền nên được tiêu thụ thường xuyên, có thể dùng làm nước giải khát. Các loại hạt như quả óc chó, có hình dạng giống như bộ não, chứa axit béo omega-3 giúp cải thiện trí nhớ.
Theo nghiên cứu khoa hoạc, việc tiêu thụ hạnh nhân trong vòng 28 ngày có thể cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ. Các loại hạt khác như lạc, hạt dẻ, hạt điều cũng giàu chất dinh dưỡng và chất béo lành mạnh, hỗ trợ sự phát triển não bộ. Hạt khác như bí ngô, chia, vừng, hướng dương, hạt lanh có tác dụng chống viêm và thúc đẩy sự phát triển khả năng nhận thức ở trẻ.
Trên đây chúng tôi đa tổng hợp các cách giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt. Các bậc phụ huynh hãy áp dụng những kinh nghiệm này để dạy con trở thành một người hoàn hảo trong tương lai nhé!