Cưới đại và không dám ly hôn vì sợ bị phán xét
Nhiều phụ nữ nhắm mắt lao vào cuộc sống hôn nhân vì áp lực bị thúc ép hoặc sợ quá già, sợ bị “người đời phán xét” nên cắn răng chịu đựng không dám ly hôn.
Hàng trăm bài báo về những người phụ nữ trải qua cuộc sống khốn khó và bất hạnh, có nguồn gốc từ việc sống theo ý muốn của người khác, có những phụ nữ lấy chồng vì cha mẹ ép buộc vì sợ hàng xóm nói ra nói vào. Rồi phải chịu đựng những cuộc hôn nhân “địa ngục” vì sợ bố mẹ buồn và sợ người ngoài chê cười.

Họ cho rằng sự chịu đựng đó là sự hy sinh bản thân vì người khác. Tuy nhiên, họ không biết rằng sống trong đau đớn lại làm tổn thương những người mình yêu thương. Để rồi đã biết bao câu chuyện đáng tiếc xảy ra, khi sự chịu đựng của một người phụ nữ vượt quá giới hạn, cảm xúc đau khổ dồn nén bấy lâu khiến họ rơi vào trầm cảm và những hành động dại dột.
Hạnh phúc là khi bạn hài lòng với mọi thứ hiện tại, nên các cô gái trẻ đừng vội vã kết hôn vì những lý do như bị ép, tuổi tác vì đủ thứ lý do để rồi hối hận khi bước vào cuộc hôn nhân mà không có tình yêu. Đàn ông thường rất trẻ con và không quan tâm nhiều như phụ nữ. Nếu lấy một người đàn ông không yêu mình, phụ nữ rất khó để có được sự sẻ chia từ chồng. Đây cũng là lý do tại sao những cô gái kết hôn với người mà họ không yêu hầu như luôn nhận được sự thiệt thòi và tổn thương, cho dù họ có cố gắng nhẫn nhịn, hy sinh đến đâu.

Nếu cuộc hôn nhân không cứu vãn được, cũng đừng lấy lý do sợ người thân buồn để kéo dài sự chịu đựng. Con bạn sẽ không hạnh phúc khi có một bà mẹ ủ rũ và buồn bã, tệ hơn là chứng kiến cảnh bố ngược đãi mẹ. Bạn cầu mong rằng con sẽ mình hạnh phúc, thì cha mẹ của bạn cũng không thể vui vẻ khi chứng kiến con mình có một cuộc sống bất hạnh. Còn những người hàng xóm của bạn thì đồn thổi xì xào cũng chỉ là chuyện lúc trà dư tửu hậu, tại sao bạn lại phải hy sinh hạnh phúc của mình vì họ?
Nếu bạn có một bậc cha mẹ độc hại, coi trọng thể diện hão, coi sự đánh giá của người ngoài hơn hạnh phúc của con cái, bạn càng nên sống cho chính mình vì bản thân chứ không phải sống vì cha mẹ. Phụ nữ hãy tự yêu bản thân hơn khi không có ai yêu bạn, con người không phải là thần thánh nên ai cũng có giới hạn của mình. Đừng để cảm xúc tiêu cực vượt mức chịu đựng của bạn, để đến lúc không kiểm soát nổi bản thân mà làm điều dại dột.
Những câu chuyện đau lòng về những bà mẹ trẻ kéo con nhỏ đi tự tử sau khi trầm cảm vì bị chồng và gia đình chồng bạo hành. Tại sao phụ nữ phải hy sinh bản thân và đứa con yêu quý nhất của mình vì những kẻ không chút xót thương mình? Tại sao không chấm dứt cuộc hôn nhân không thể cứu vãn so với việc làm dại dột? So với việc cha mẹ buồn chuyện con cái mình phải ly hôn vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vậy cha mẹ sẽ thế nào khi con cái quyên sinh?
Tất nhiên, khi bị trầm cảm, người ta không thể suy nghĩ sáng suốt như chúng ta. Vì vậy phòng chống trầm cảm còn quan trọng hơn việc chữa trị nó. Dù bị trầm cảm sau sinh, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mong rằng phụ nữ dù làm gì hãy quan tâm đến cảm xúc của bản thân và lắng nghe cảm xúc của bản thân là bước đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn ngừa trầm cảm.
Mọi người đều có quyền sống hạnh phúc, không phải hạnh phúc phụ thuộc vào người khác mà là hạnh phúc đến từ chính suy nghĩ và hành động của bạn. Dù bạn còn độc thân, đã kết hôn hay đã ly hôn, việc kết hôn hay không không quyết định đến hạnh phúc của bạn. Vì vậy hãy sống cuộc sống bạn muốn, lắng nghe cảm xúc của bạn và trân trọng chúng.
Thay vì lo sợ người khác đánh giá, định kiến của xã hội. Mỗi chúng ta có vai trò nhỏ trong việc xoá bỏ đi những định kiến đi ngược với cuộc sống hạnh phúc và hiện đại. Vai trò đó không chỉ quan trọng cho cuộc sống hiện tại mà còn giúp ích cho các thế hệ tương lai.