Giáo dục trong gia đình như thế nào để trẻ thành đạt?
Nhà giáo dục Thái Nguyên Bồi từng nói: “Gia đình là trường học đầu tiên trong cuộc đời mỗi người”. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con, bổn phận của mọi cha mẹ là coi trọng giáo dục trong gia đình.
Mục lục
Coi trọng giáo dục trong gia đình
Giáo dục 5 buổi ở trường thì cần thêm 2 buổi ở nhà nữa mới có được hiệu quả tốt cho trẻ. Tại trường mỗi đứa trẻ đều có cơ hội như nhau, nhưng tại nhà thì chưa chắc, vì vậy đừng để con bạn thua thiệt về giáo dục tại gia.
Gia đình yêu thương nhau
Mối quan hệ vợ chồng tốt sẽ tạo nên quan hệ với con cái lành mạnh. Ông Theodore Hesburgh, Chủ tịch Đại học Notre Dame (Mỹ) đã từng nói: “Điều quan trọng nhất mà người cha có thể khiến các con mình là yêu mẹ của chúng hơn. Điều tốt nhất của người mẹ là dành cho các con là đánh giá cao và sự ngưỡng mộ cha của chúng”.
Lớn lên trong gia đình hạnh phúc, đứa trẻ không chỉ lạc quan mà còn tin vào tình yêu và dễ dàng thể hiện tình yêu của chúng vì chúng hiểu tình yêu là thứ không cần phải tính toán. Chúng cũng dũng cảm, tự tin hơn vì biết rằng nhà luôn là nơi quay về an toàn của mình.
Và ngược lại, những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình bất hòa thì dễ sinh ra cảm giác mất an toàn, hành động bạo lực và bất mãn với cuộc sống.
Gia đình có nguyên tắc chung
Thật khó để bạn có thể đứng vững trong cuộc sống nếu thiếu nguyên tắc riêng? Một khi gia đình không có nguyên tắc thì trẻ nhỏ khi lớn lên sẽ “mất” đi đôi chân của mình.
Có một câu ngạn ngữ rất hay viết rằng: “Quy tắc vừa là sự kiềm chế, vừa sự bảo vệ”. Từ nhỏ trẻ đã được giáo dục quy tắc riêng trong gia đình, sẽ hình thành tính cách cho trẻ, trong đó có sự “nhẫn nhịn” và tính “kiên trì”.
Người xưa có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Vì một khi đời sau được truyền lại những quy tắc đúng đắn, sự phú quý có thể tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ.
Gia đình ham học hỏi
Giáo dục bản chất vốn là trau dồi thói quen. Những thói quen tốt của một đứa trẻ cần được hình thành, trau dồi ngay từ khi còn nhỏ, nhưng có thể trẻ sẽ không hiểu được nếu chỉ nói mà không hành động.
Cách tạo thói quen cho con hiệu quả nhất chính là cha mẹ làm gương. Chẳng hạn cha mẹ muốn con đọc sách thì bản thân phải đọc trước. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình ưu thích học tập thì việc học sẽ trở thành một thói quen, chứ không phải là một áp lực.
Gia đình hay nói điều tích cực, lạc quan
Bạo lực ngôn ngữ mặc dù không gây thương tích về thể xác nhưng tàn tích để lại có khả năng ảnh hưởng rất sâu sắc ám ảnh đến hết cuộc đời trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bị cha mẹ trách móc từ nhỏ luôn có tâm lý bất an, nhạy cảm và nghi ngờ khi trưởng thành.
Một gia đình dạy con bằng lời lẽ tích cực, lạc quan sẽ mang đến cho trẻ môi trường với năng lượng vui vẻ thời thơ ấu và giúp trẻ tự tin phát triển bản thân, tự do trong tâm trí.
Gia đình thích đọc sách, báo
Theo một khảo sát của Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Trung Quốc, trong thời gian rảnh, cha mẹ đọc sách, báo thì tỷ lệ con trẻ có điểm số cao hơn. Trong xã hội hiện nay, đọc sách không có gì là cao siêu mà là kỹ năng cơ bản mọi đứa trẻ cần trang bị. Nếu muốn con mình thành công hãy nuôi dưỡng thói quen này từ khi con còn nhỏ. Không khó để thấy những đứa trẻ trúng tuyển các đại học top đầu đều có điểm chung là đọc sách nhiều.
Đọc sách luôn là cách hiệu quả nhất giúp trẻ tăng kiến thức. Cha mẹ nên đọc nhiều để tạo ra sự giác ngộ cho con vì trẻ luôn thích bắt chước hành vi của người lớn.
Gia đình tôn trọng con trẻ
Muốn một đứa trẻ ngoan thì trước hết chúng ta phải tôn trọng tâm hồn của trẻ. Hãy chấp nhận mọi thứ của con bạn và tin tưởng vào chúng để trẻ có thể làm những gì chúng muốn. Mọi thứ đứa trẻ làm hôm nay là để trở thành một phiên bản tốt hơn vào ngày mai.
Tôn trọng trẻ là nền tảng của mọi nền giáo dục. Sự hiểu biết và hỗ trợ, hướng dẫn từ cha mẹ quan trọng hơn việc chất vấn hay từ chối. Hãy gieo vào trong con một hạt giống và tiếp thêm cho con chút định hướng, chút sức mạnh và đợi chúng nở rộ.