Mẫu đơn kháng cáo ly hôn năm 2022
Trong trường hợp Tòa án đã ra bản án ly hôn nhưng cả hai bên vợ chồng hoặc một bên vợ chồng không đồng ý với bản án thì có kháng cáo theo quy định của pháp luật. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn mẫu đơn kháng cáo ly hôn năm 2022.
Kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm là thủ tục mà khi không đồng ý với bản án của Tòa án sơ thẩm, ta có quyền kháng cáo nhằm mục đích chống lại quyết định sơ thẩm, đưa vụ việc lên Tòa án cấp phúc thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án.
Mục lục
1. Mẫu đơn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm
1.1. Quyền kháng cáo
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được quyền kháng cáo bản án ly hôn.
Theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 người có quyền kháng cáo bản án ly hôn gồm:
- Các đương sự: vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn;
- Nếu vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ sẽ đứng ra thay cho vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thực hiện thủ tục kháng cáo bản án ly hôn.
1.2. Thời hạn kháng cáo
Tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thời gian kháng cáo bản án ly hôn như sau:
- Thời gian kháng cáo bản án là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trong trường hợp đương sự không có mặt tại tòa thì tính từ ngày giao bản án cho họ;
- Thời gian kháng cáo đối với quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ là 07 ngày;
- Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện, thì được tính vào ngày bưu điện đóng dấu ở bì thư;
- Khi quá thời hạn kháng cáo thì chúng ta vẫn còn một cơ hội nữa là: kháng cáo quá hạn. Nhưng đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không sẽ được xem xét bởi Hội đồng Thẩm phán cấp phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán.
1.3. Hồ sơ kháng cáo sơ thẩm
- Đơn kháng cáo;
- Bản án sơ thẩm;
- Hồ sơ nhân thân của người nộp đơn;
- Tài liệu và chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
1.4. Mẫu đơn kháng cáo sơ thẩm
Đơn kháng cáo (theo mẫu số 01 – ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP) bao gồm các nội dung chính sau:
-Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm bản án ly hôn.
-Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo.
-Tên và địa chỉ người kháng cáo. Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.
-Ghi cụ thể kháng cáo bản án quyết định sơ thẩm nào hay phần nào của bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
-Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo.
-Nếu có bổ sung hồ sơ giấy tờ gì thì cần ghi rõ hồ sơ giấy tờ bổ sung cụ thể trong đơn kháng cáo.
-Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
1.5. Gửi đơn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm ở đâu?
Đơn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm là một việc không hề khó nếu như bạn có đầy đủ bằng chứng để chứng minh việc mình kháng cáo là có hợp tình, hợp lý và hợp pháp.
2. Hỗ trợ pháp lý trong kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm
Luật sư Hôn nhân Gia đình là đơn vị có nhiều năm trong tranh tụng các vụ án liên quan về hôn nhân gia đình, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trong quá trình kháng cáo của mình.
Đến với Luật sư Hôn nhân Gia đình bạn sẽ được:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý xung quanh việc kháng cáo;
- Tư vấn cách thức để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình tranh tụng để đạt kết quả tốt nhất;
- Soạn thảo hồ sơ, tham gia tìm kiếm hồ sơ có lợi nhất cho khách hàng trong quá trình kháng cáo;
- Đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình quá trình kháng cáo.