Trẻ nhỏ nên làm việc nhà từ khi nào?
Hiện nay vẫn còn nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc nhà là việc không dành cho trẻ. Có nhiều lập luận và lý do được đưa ra nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận lợi ích từ việc làm việc nhà, trẻ em học được trách nhiệm và kỹ năng sống từ những việc nhà đơn giản đó là rất thiết thực và quan trọng.
Mục lục
Lợi ích từ việc làm việc nhà đối với trẻ?
Làm việc nhà sớm là một trong những hình thức giáo dục trẻ mà nhiều bậc phụ huynh nên ứng dụng hiện nay. Trong suy nghĩ của một số bậc cha mẹ thì con mình còn quá nhỏ để làm việc nhà. Nhưng không phải là như thế theo các nhà nghiên cứu lại chứng minh trẻ sẽ nhận được nhiều lợi ích tích cực từ việc làm việc nhà. Nó sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới trẻ trong tương lai,giúp bé rèn luyện tính cách và học thêm nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trẻ từ 12 tháng tuổi đã có mong muốn chứng minh bản thân bằng cách giúp đỡ cha mẹ và nếu được phép, theo nghiên cứu chúng sẽ tiếp tục giúp đỡ cha mẹ mình trong suốt cuộc đời. Nếu không thể, từ đó trẻ sẽ cảm thấy không cần phải giúp đỡ cha mẹ khi làm việc nhà, khi đã trở thành thanh thiếu niên hay khi trưởng thành.
Trẻ có nhiều khả năng trở thành những người trưởng thành vui vẻ, khỏe mạnh và độc lập hay không thì để thể hiện qua một trong số yếu tố đó là làm việc nhà. Không những thế làm việc nhà sẽ giúp trẻ có thể vận động nhiều hơn giúp vừa có thể giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ vừa tăng sức khỏe. Không chỉ có thế mà làm việc nhà cũng giúp trẻ cảm thấy mình là một phần của nhóm. Từ đó, giúp trẻ cảm thấy mình là một phần của nhóm và là một người có ích hơn, vui vẻ, độc lập hơn.
Nên giao công việc gì cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi?
Ở độ tuổi này những công việc nhà đơn giản sẽ phù hợp với bé. Những công việc đó có thể là nhặt đồ chơi và sách, bỏ quần áo vào sọt, đặt quần áo vào móc quần áo. Từ đó hình thành cho bé thói quen sạch sẽ và gọn gàng hơn.
Công việc nhà cho trẻ mẫu giáo
Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo đồng nghĩa với việc trẻ đã có thể làm các công việc cá nhân của mình như việc tự thu dọn phòng, dọn dẹp bát đĩa sau bữa ăn hay tự mình chuẩn bị bữa ăn hoặc giúp quét dọn dưới sự giám sát của người lớn. Hay phụ giúp cha mẹ phân quần áo chia gấp quần áo cho từng thành viên trong gia đình và tự mình gấp quần áo.
Công việc nhà để trẻ phụ giúp gia đình trong độ tuổi đi học
Ở nhiều nước có nền giáo dục tốt như Nhật Bản song song với việc học các môn văn hóa họ còn phát triển cả về mặt kỹ năng sống trong sinh hoạt cho trẻ. Khi chúng bắt đầu đi học thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ngày càng lớn hơn và trách nhiệm của chúng với các công việc nhà cũng sẽ tăng lên. Ngoài các công việc tự thu dọn đồ của ban thân thì các công việc như: tưới nước cho cây cối trong nhà, cho vật nuôi ăn, lau bàn ghế,..
Sau khi thích nghi hơn thì có thể thêm việc nhà mới vào danh sách việc nhà của trẻ. Trong trường hợp mức độ công việc trở nên khó khăn hơn thì cha mẹ hãy kiên nhẫn bảo ban trẻ từng bước cách thực hiện từng công việc. Tăng thêm kỹ năng sống và khả năng sắp xếp thời gian của trẻ. Đặc biệt quan trọng hơn cả hãy dành một vài lời khen ngợi sự nỗ lực của chúng để khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện.
Việc nhà cho thanh thiếu niên
Ở độ tuổi này cha mẹ hãy giúp trẻ đảm bảo rằng thả con ra khỏi vòng tay chúng có thể tự mình chuẩn bị cho cuộc sống cá nhân của mình. Ở độ tuổi này có thể giao việc nhà như chuẩn bị bữa ăn, cắt cỏ hoặc giặt giũ. Những kỹ năng sống này sẽ rất quan trọng giúp cho cuộc sống tự lập của trẻ sau này. Có thể cho trẻ một khoản phụ cấp để chúng hiểu được giá trị của sức lao động, kiếm được tài chính chẳng hề dễ dàng gì. Từ đó để trẻ hiểu hơn về quản ký các quỹ tài chính cá nhân của bản thân.
Nhưng việc liên kết các công việc nhà của trẻ với tiền tiêu vặt cũng có mặt tối của nó chính là có thể dẫn đến việc mặc cả xem giá trị công việc nhà là bao nhiêu. Coi việc nhà đó không phải của bản thân mình mà chỉ chăm chăm vào số tiền được nhận
Nếu như trong trường hợp trẻ cảm thấy mình có động lực làm việc nhà để có tiền tiêu vặt, hãy làm theo cách đó. Nhưng nếu cha mẹ quyết định bỏ tiền để trẻ làm việc nhà, hãy giải thích công việc một cách rõ ràng để không bị nhầm lẫn hay xảy ra vấn đề mặc cả về việc cần phải làm và làm khi nào. Từ đó, hình thành phân chia công việc trong gia đình.