Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
Trong quan hệ vợ chồng, khi hôn nhân không hạnh phúc có thể xuất phát từ một phía vợ và chồng. Vì vậy bên còn lại có quyền đơn phương ly hôn cho dù đối phương không đồng ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào một trong hai bên vợ hoặc chồng cũng có quyền đơn phương ly hôn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn những trường hợp không được đơn phương ly hôn.
Mục lục
1. Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
Ly hôn đơn phương là khi người chồng hoặc người vợ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Ly hôn đơn phương thường xảy ra khi hôn nhân đang ở một trong số những tình trạng được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Kết hôn mà không có con: Lúc này mục đích hôn nhân không đạt được, việc duy trì nòi giống không thể thực hiện thì Tòa án đồng ý cho phép đơn phương ly hôn;
- Tình trạng hôn nhân trầm trọng: Ví dụ như đối phương ngoại tình hoặc cả hai đã ly thân trong thời gian dài mà không thể hàn gắn;
- Việc sống chung sẽ gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho đối phương hoặc con cái như bạo lực gia đình, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy;
- Đối phương bị Tòa tuyên bố mất tích.
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn:
Trường hợp người chồng không được phép đơn phương ly hôn đó là :
- Người vợ đang có thai;
- Người vợ đang trong thời gian sinh con;
- Người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thực chất những quy định này nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Không hạn chế quyền ly hôn của vợ. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, hoặc cả vợ và chồng cùng làm thủ tục công nhận thuận tình ly hôn mặc dù đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
2. Trình tự thủ tục đơn phương ly hôn
2.1. Hồ sơ ly hôn
- Đơn xin ly hôn;
- Đăng ký kết hôn (Bản chính);
- CMND/CCCD (Bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (Bản sao, nếu có);
- Giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản (Nếu có yêu cầu chia tài sản).
2.2. Thẩm quyền và án phí ly hôn
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Án phí ly hôn bình thường là 300.000 đồng, tùy vào yêu cầu chia tài sản hay không mà án phí đôi khi phụ thuộc vào số tài sản yêu cầu tòa phân chia.
2.3. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa
– Thụ lý đơn ly hôn: Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.
– Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì ghi biên bản xác nhận hòa giải thành và kết thúc vụ án. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.
– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.