Quy trình ly hôn đồng thuận được tiến hành thế nào?
Khi quyết định ly hôn được đưa ra, nếu cả hai vợ chồng đều đồng thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và đã thống nhất được các vấn đề liên quan đến con cái, tài sản chung và nợ chung, thì thủ tục ly hôn thuận tình sẽ là lựa chọn tối ưu. Để quy trình ly hôn đồng thuận được diễn ra nhanh chóng thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết của Ly hôn Nhanh dưới đây nhé!
1. Ai có quyền yêu cầu chấm dứt ly hôn đồng thuận?
Ly hôn là hành động chấm dứt mối quan hệ vợ chồng một cách hợp pháp, được thực hiện thông qua quyết định của Tòa án. Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
- Vợ hoặc chồng: Đây là trường hợp phổ biến nhất. Bất kỳ người vợ hoặc người chồng nào cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu cảm thấy hôn nhân không thể tiếp tục.
- Cả vợ và chồng: Trong trường hợp cả hai cùng đồng thuận ly hôn, họ có thể cùng nhau nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình.
- Người thân thích: Trong một số trường hợp đặc biệt, người thân thích (như cha, mẹ) có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Điều này xảy ra khi một trong hai người vợ hoặc chồng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khiến họ mất khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình nghiêm trọng.


Như vậy, nếu bạn và chồng bạn không còn muốn duy trì quan hệ hôn nhân, cả hai bạn đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, có thể theo hình thức ly hôn thuận tình nếu cả hai cùng đồng ý.
2. Điều kiện chấm dứt ly hôn đồng thuận theo quy định
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện thuận tình ly hôn như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, để được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, hai vợ chồng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đồng thuận ly hôn: Cả hai đều tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân.
- Không có con chung: Hoặc đã có thỏa thuận rõ ràng về việc nuôi con nếu có con chung.
- Thỏa thuận về tài sản: Đã đạt được sự thống nhất về việc phân chia tài sản chung và nợ chung (nếu có).
Xem thêm: Cập nhật mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay 2024
3. Quá trình ly hôn đồng thuận được diễn ra như thế nào?
Quá trình ly hôn đồng thuận, hay còn gọi là ly hôn thuận tình, diễn ra khi cả hai vợ chồng cùng đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân và đạt được thỏa thuận về các vấn đề liên quan. Dưới đây là các bước chi tiết về quá trình ly hôn đồng thuận:


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có xác nhận của phường xã.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD còn hiệu lực.
- Bản sao công chứng hộ khẩu của vợ chồng.
- Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng.
Bước 3: Nộp lệ phí Tòa án
- Sau khi nhận được thông báo từ Tòa án, nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định. Thông thường là 300.000đ, nộp tại chi cục thi hành án dân sự.
- Bổ sung biên lai nộp lệ phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải
- Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để xem xét sự tự nguyện ly hôn của hai bên.
- Trong quá trình hòa giải, Tòa án sẽ giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời xem xét các thỏa thuận về con cái, tài sản.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
- Nếu hòa giải thành công, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
- Quyết định này có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Bước 6: Nhận quyết định công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án
Lưu ý:
- Thời gian giải quyết vụ án ly hôn thuận tình thường ngắn hơn so với ly hôn đơn phương.
- Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ giúp quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng hơn.
- Theo quy định của pháp luật, các đương sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí.