Những giấy tờ cần thiết khi ly hôn
Khi vợ chồng sống cùng nhau không hạnh phúc, có quá nhiều tranh cãi, bất đồng quan điểm không đáng có và muốn ly hôn để chấm dứt cuộc sống hôn nhân nhưng bạn không hiểu rõ cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi ly hôn như thế nào? Luật sư hôn nhân gia đình sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Những giấy tờ cần thiết khi ly hôn
Theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình thì ly hôn được chia thành ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Vì vậy ly hôn thuận tình sẽ cần những giấy tờ riêng và ly hôn đơn phương sẽ có hồ sơ như một vụ án khởi kiện dân sự.
Trước khi ly hôn người yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị những giấy tờ ly hôn hợp lệ và hợp pháp để tránh trường hợp nếu hồ sơ có thiếu sót hoặc sai thì tòa sẽ trả lại hồ sơ hoặc bổ sung hồ sơ sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Đối với thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì người yêu cầu phải chuẩn bị hồ sơ theo thủ tục yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền Tòa án ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự 2014.
Đối với thủ tục đơn phương xin ly hôn thì nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ theo thủ tục khởi kiện ly hôn ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự 2014.
1.1. Hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn xin ly hôn đơn phương hoặc Đơn khởi kiện ly hôn;
- Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của người xin đơn phương ly hôn;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng;
- Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn;
- Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia.
1.2. Hồ sơ ly hôn thuận tình
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và chia tài sản chung có chữ ký của hai vợ chồng và đóng dấu xác nhận của UBND xã phường;
- Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng;
- Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia;
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với con chung, con riêng quốc tịch Việt Nam.
2. Cách viết đơn ly hôn
Đơn xin ly hôn là văn bản do vợ, chồng tự soạn theo biểu mẫu nhà nước quy định. Đơn xin ly hôn thể hiện các thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ cư trú và tình trạng hôn nhân, mong muốn được ly hôn và quyền nuôi con, quyền tài sản khi ly hôn.
Tùy vào tình hình thực tế, sự thỏa thuận của hai vợ chồng mà lựa chọn cách viết đơn ly hôn cho phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một trong hai loại đơn ly hôn sau đây để soạn thảo:
- Đơn ly hôn đơn phương: Là đơn ly hôn theo yêu cầu từ một bên, tức là ly hôn theo yêu cầu ly hôn từ người vợ hoặc yêu cầu ly hôn từ người chồng. Hai vợ chồng chưa thỏa thuận thống nhất và còn tranh chấp với nhau về những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản;
- Đơn yêu cầu về việc công nhận thuận tình ly hôn: Là đơn ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng sau khi đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện việc cấp dưỡng cho con.
Bạn để có thể lựa chọn cách viết đơn ly hôn hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, về cơ bản, đơn ly hôn sẽ phải có các nội dung như sau:
- Thời gian làm đơn ly hôn;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn;
- Thông tin của hai bên vợ và chồng;
- Lý do dẫn đến ly hôn;
- Thông tin về tài sản chung, nợ chung, con chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Xác thực đơn ly hôn từ vợ, chồng.
Đối với cách viết đơn ly hôn thuận tình, cần phải trình bày đầy đủ, chính xác của thỏa thuận của vợ chồng về việc phân chia quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người đối với các tài sản chung, nợ chung, con chung sau khi ly hôn.
Đối với cách viết đơn ly hôn đơn phương, cần chứng minh được quá trình hôn nhân không hạnh phúc vì hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của bên còn lại để Tòa án có căn cứ giải quyết ly hôn.
– Về lý do xin ly hôn: Người viết đơn ly hôn cần đề cập tới thời gian kết hôn và chung sống của vợ chồng ở đâu, thời điểm nào? Bắt đầu phát sinh mâu thuẫn từ bao giờ? Mâu thuẫn cụ thể ra sao? Hiện nay có còn sống chung với nhau không? Lý do yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn là gì?
– Về con chung: Trường hợp đã có con chung thì ghi thông tin chi tiết của con chung (họ tên, sinh năm bao nhiêu), thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung, mức cấp dưỡng cụ thể. Nếu chưa thỏa thuận được thì đề nghị Tòa án giải quyết như thế nào? Trường hợp chưa có con chung thì ghi không có con chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Về tài sản chung: Liệt kê toàn bộ thông tin về phần tài sản chung hiện có, giá trị thực tế và đề nghị phân chia. Trong trường hợp cả hai bên đã tự thỏa thuận được về tài sản chung thì nêu rõ vợ chồng tự thỏa thuận về tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu không có tài sản chung thì ghi rõ không có tài sản chung nên không yêu cầu giải quyết.
– Về nợ chung: Nếu có nợ chung thì cần ghi cụ thể số nợ, thông tin chi tiết về khoản nợ (chủ nợ, nợ tiền mặt hay nợ tài sản, thời gian trả nợ, …), và đề nghị Tòa án giải về nợ chung hoặc thỏa thuận của vợ chồng về việc giải quyết nợ chung. Nếu không có nợ chung thì ghi không có nợ chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.