Khi ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
Ngay từ thời điểm chuẩn bị ly hôn, cả cha và mẹ đều sẽ chắc mắc ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai. Trong hầu hết các trường hợp, cả hai đều sẽ tranh giành nhiệm vụ này. Để biết được ai được quyền nuôi đứa trẻ, bạn hãy xem thông tin bên dưới.
Mục lục
1. Khi ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
Nuôi con là quyền và cũng là nghĩa vụ ràng buộc trách nhiệm giữa người nuôi và đứa con. Đối với cha mẹ, con cái là tài sản vô giá nên việc tranh giành nuôi con sau ly hôn rất phổ biển. Để phân định quyền nuôi con, pháp luật sẽ dựa vào độ tuổi của đứa con.
1.1. Đối với con dưới 36 tháng tuổi
36 tháng tuổi là mốc đánh dấu đứa trẻ có đủ khả năng tự thực hiện những hành vi cơ bản của con người. Khi dưới 36 tháng tuổi, vai trò của người mẹ được đề cao hơn trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hơn. Do đó, quyền nuôi con thường sẽ thuộc về người mẹ.
Tuy nhiên, nếu mẹ không chứng minh được bản thân đủ điều kiện nuôi con thì quyền nuôi con được Tòa án giao lại cho cha. Cụ thể, người đủ điều kiện nuôi con là người có những đặc điểm sau:
- Đủ điều kiện vật chất như thu nhập thực tế, công việc ổn định, chỗ ở ổn định và hợp pháp.
- Đảm bảo đủ khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục con và cung cấp điều kiện cho con vui chơi giải trí,…
- Có đầy đủ năng lực chủ thể pháp luật, tức là có khả năng ý thức, nhận thức được hành vi của mình và nhiều điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối với con từ 36 tháng tuổi trở lên
Đối với con trên 36 tháng tuổi, cha mẹ có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con trực tiếp và thông báo với Tòa án. Nếu không thể tự đưa ra thống nhất chung và xuất hiện tình trạng tranh giành nuôi con, Tòa án sẽ là cơ quan quyết định quyền nuôi con. Tòa sẽ giúp đứa trẻ có được điều kiện vật chất và tinh thần tốt nhất. Điều này hoàn toàn dựa trên quyền lợi của con trẻ. Nếu con trên 7 tuổi thì tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Sau quá trình xem xét, Tòa án nhận thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con thì sẽ cân nhắc đến người giám hộ. Lúc này việc tranh giành nuôi con của vợ chồng sẽ không được xét đến nữa. Người giám hộ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
- Anh/chị ruột là con đầu của cha và mẹ.
- Anh/chị ruột tiếp theo (sau anh/chị cả).
- Một cá nhân hoặc vài cá nhân là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của con.
- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột.
Nếu không có người giám hộ trong các đối tượng nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chỉ định người giám hộ. Nếu con trên 6 tuổi thì chỉ định sẽ được xem xét dựa trên nguyện vọng của con.
2. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn đối với con cái
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Nếu vì tranh giành nuôi con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
3. Nghĩa vụ và quyền của cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con cái
Theo Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
4. Khi nào thay đổi người trực tiếp nuôi con?
Tòa án có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa vào yêu cầu trong một số điều kiện nhất định. Vấn đề này được quy định chi tiết tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.