Kinh nghiệm ly hôn đơn phương từ Luật sư
Khi hôn nhân xảy ra những lý do mà một bên không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân của mình mà không được sự đồng ý của bên còn lại thì họ có quyền ly hôn đơn phương. Để được tòa án chấp thuận cho ly hôn đơn phương cần phải chú ý những vấn đề gì và trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm ly hôn đơn phương ngay dưới đây.
Mục lục
1. Kinh nghiệm ly hôn đơn phương là gì?
Kinh nghiệm ly hôn đơn phương là những kiến thức mà một người đã rút ra sau khi hoàn thành việc thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, những kinh nghiệm đó là căn cứ theo quy định của pháp luật để một người có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, trình tự để thực hiện, cách thức thực hiện tại tòa án để chấm dứt quan hệ vợ chồng mà không được một bên trong quan hệ vợ chồng đồng ý.
2. Những trường hợp có quyền ly hôn đơn phương
Theo kinh nghiệm ly hôn đơn phương, tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn đơn phương của vợ hoặc chồng nếu thuộc các trường hợp sau:
Thứ nhất, trường hợp vợ hoặc chồng được ly hôn đơn phương nếu đối phương có hành vi bạo lực gia đình. Các hành vi được coi là bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2020 gồm các nhóm hành vi như nhóm hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng (đánh đập, ngược đãi,…), nhóm hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm (lăng mạ, xúc phạm,…)….
Thứ hai, trường hợp vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thứ ba, trường hợp nếu một người đã bị tòa án tuyên bố mất tích thì vợ hoặc chồng của người đó có quyền ly hôn đơn phương.
3. Các trường hợp không có quyền ly hôn đơn phương
Các trường hợp không được quyền yêu cầu ly hôn đơn phương được quy định tại khoản 3 Điều 51 và Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
- Thứ nhất, trường hợp người chồng không được yêu cầu ly hôn đơn phươngg trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi dù đó là con của ai.
- Thứ hai, vợ hoặc chồng không có căn cứ chứng minh mình thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép ly hôn đơn phương quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Thứ ba, vợ hoặc chồng của người bị mất tích nhưng chưa có tuyên bố mất tích của tòa án.
4. Cơ quan giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương
Vợ hoặc chồng muốn ly hôn đơn phương phải nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú (có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bị đơn tạm trú) của bị đơn giải quyết ly hôn đơn phương của người Việt Nam.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú của bị đơn giải quyết các vụ án ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài (theo kinh nghiệm ly hôn đơn phương yếu tố nước ngoài có thể là: chồng hoặc vợ là người nước ngoài, chồng hoặc vợ có nơi cư trú ở nước ngoài, đăng ký kết hôn thực hiện ở nước ngoài…).
- Nếu bị đơn liên tục thay đổi nơi cư trú nhằm trốn tránh việc ly hôn thì có thể nộp đơn ở nơi cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn.
- Người có yêu cầu ly hôn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tòa án hoặc có thể nộp hồ sơ quan đường bưu điện đến tòa án.
5. Giấy tờ cần có để thực hiện ly hôn đơn phương
- Đơn xin ly hôn: mặc dù pháp luật không quy định đơn xin ly hôn phải theo mẫu nhưng hiện nay một số tòa án vẫn yêu cầu sử dụng mẫu đơn xin ly hôn do tòa án phát hành. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự mình soạn thảo đơn ly hôn nếu đáp ứng được những nội dung cơ bản để tòa án có căn cứ giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn phải nộp bản chính mà bên yêu cầu ly hôn đang giữ.
- Bản sao chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân, hộ chiếu) và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.
- Bản sao giấy khai sinh của con chung của hai vợ chồng (nếu có).
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến tài sản chung, nợ chung của vợ chồng (nếu có).
Ngoài ra: theo kinh nghiệm ly hôn đơn phương thì tòa án một số nơi còn yêu cầu thêm xác nhận mua thuẫn vợ chồng của trưởng thôn hoặc người đứng đầu khu dân cư (đây là giấy tờ không bắt buộc theo quy định của pháp luật).
Trong trường hợp ly hôn đơn phương mà người yêu cầu ly hôn không thể có được một trong các giấy tờ nêu trên do bên còn lại che giấu, không cung cấp thì bạn có thể liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin bản sao, bản trích lục hoặc xác nhận để có thể thực hiện việc ly hôn.
6. Theo kinh nghiệm ly hôn đơn phương có nên thuê luật sư tư vấn không?
Theo kinh nghiệm ly hôn đơn phương thì bạn nên thuê luật sư tư vấn ly hôn của mình vì những quyền lợi khi thuê tư vấn gồm:
Đánh giá đúng tính chất pháp lý liên quan đến vụ án ly hôn đơn phương cụ thể của bạn;
Đưa ra ý kiến pháp lý, tư vấn về ưu điểm, nhược điểm và trình tự bạn cần thực hiện để ly hôn đơn phương;
Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn;
Xác minh thông tin, thu thập tài liệu mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
Đại diện, thay mặt bạn thực hiện các thủ tục tố tụng tại tòa án, trình bày các ý kiến bảo vệ bạn trước phiên tòa giúp bạn có khả năng cao hơn trong việc giành quyền nuôi con, cấp dưỡng cũng như giành khối tài sản chính đáng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.
Một vụ án ly hôn đơn phương sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn như đánh giá vụ việc, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại tòa án, tham gia hòa giải, thu thập các tài liệu tòa án yêu cầu, tham gia các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, ngoài ra còn vấn đề yêu cầu thi hành án sau khi có bản án ly hôn của tòa án. Mỗi giai đoạn bạn cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, ngoài ra bạn có thể bị trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ là cho một vụ án kéo dài thêm.
Như vậy, việc thuê luật sư tư vấn cho vụ án ly hôn đơn phương của bạn giúp bạn không phải ở trong tâm lý căng thẳng với yêu cầu của tòa án mà còn giúp bạn giải quyết nhanh chóng vụ án và đạt được tối đa lợi ích chính đáng của mình.