NỘP ĐƠN XIN LY HÔN Ở ĐÂU
Ly hôn thực chất là mặt trái của quan hệ hôn nhân nhưng lại là mặt không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đó thực sự tan vỡ. Ly hôn là giải pháp sau cùng khi không còn khả năng hàn gắn cuộc sống vợ chồng và mục đích hôn nhân không đạt được. Vậy nộp đơn xin ly hôn ở đâu? Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Đây là vấn đề thắc mắc và khó khăn với đương sự.
Mục lục
Nộp đơn xin ly hôn ở đâu ?
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và luật hôn nhân gia đình thì khi ly hôn, các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình có đương sự là người Việt Nam thì Tòa án cấp quận, huyện có thẩm quyền giải quyết.
Nếu đương sự có yếu tố nước ngoài, như vợ hoặc chồng là người nước ngoài, hay một trong hai bên vợ chồng đang sinh sống tại nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết.
Đương sự có thể thỏa thuận nộp đơn tại nơi Tòa án quận, huyện một trong hai bên đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký tạm trú với trường thuận tình ly hôn. Còn đơn phương ly hôn thì đương sự phải nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc tạm trú.
Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn, trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn, và về việc giải quyết hậu quả ly hôn.
Do đó nếu vợ chồng muốn ly hôn phải tuân thủ các điều kiện, căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn?
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự. Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau:
“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
- b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
- c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”
Vợ chồng muốn ly hôn thì nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn. Mẫu đơn xin ly hôn các bên có thể mua tại phòng văn thư của Tòa án hoặc có thể tải trên mạng để sử dụng. Tùy thuộc vào từng trường hợp yêu cầu ly hôn sẽ có thủ tục khác nhau. Nếu đương sự có thể tự thỏa thuận được về vấn đề con cái, tài sản cũng như tự nguyện đồng ý ly hôn, thì các bên tuân theo thủ tục ly hôn thuận tình. Nếu có tranh chấp không thể giải quyết các vấn đề quan hệ hôn nhân, tài sản, con cái thì người có quyền yêu cầu ly hôn sẽ nộp đơn xin theo thủ tục ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên).