Cách đổi họ cho con sau khi ly hôn được thực hiện như thế nào?
Việc đổi họ cho con sau khi bố mẹ ly hôn là một quyết định quan trọng. Nó liên quan đến sự thay đổi tên gọi của con cái và có thể có ảnh hưởng đến cuộc sống của con trong tương lai. Quy trình này đòi hỏi người có yêu cầu phải thực hiện từng bước cụ thể theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về cách đổi họ cho con sau khi ly hôn theo đúng trình tự pháp lý và thủ tục cần thiết. Qua đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về quy trình này và biết cách thực hiện nó một cách chính xác nhất.
Mục lục
1. Sau ly hôn, bố mẹ có được thay đổi họ của con không?
Căn cứ vào điều 27 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:
“Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của bố đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của bố đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của bố nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của bố nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc bố đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của bố đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của bố đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định bố, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;”
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người vợ mang thai và sinh con ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của cả vợ và chồng. Do đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con, ngay cả khi họ đã ly hôn hoặc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân.
Trong trường hợp của bạn sau khi ly hôn và giành quyền nuôi con thành công, bạn đã trở thành người nuôi con trực tiếp. Tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định rằng bố mẹ không nuôi con trực tiếp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thăm nom và cấp dưỡng cho con. Mặc dù vợ chồng đã ly hôn, pháp luật vẫn không tước đi quyền làm bố/mẹ. Trên giấy khai sinh, thông tin về người bố/mẹ vẫn được duy trì.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 7 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hướng dẫn Luật Hộ tịch năm 2014. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cả bố và mẹ người đó và phải được thể hiện rõ trong Tờ khai. Đối với người từ 9 tuổi trở lên, cần có sự đồng ý của chính người đó. Do đó, việc thay đổi họ cho con của bạn yêu cầu phải có sự đồng ý rõ ràng của người bố/mẹ, đây là một yêu cầu bắt buộc.
2. Hướng dẫn cách đổi họ cho con sau khi ly hôn
Hướng dẫn cách đổi họ cho con sau khi bố mẹ ly hôn.
Trong trường hợp bố/mẹ muốn thay đổi họ cho con sau khi ly hôn. Quy trình này yêu cầu tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện theo các bước cụ thể. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đổi họ cho con sau khi bố mẹ ly hôn, giúp bạn hiểu rõ quy trình và các yêu cầu cần thiết để thực hiện thủ tục này một cách hợp pháp và suôn sẻ.
2.1. Về cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định, nguyên tắc chung là cơ quan nơi đã đăng ký khai sinh trẻ trước đây sẽ thực hiện việc thay đổi họ cho trẻ. Tuy nhiên, bố đẻ và mẹ đẻ của trẻ cũng có quyền thực hiện thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền nơi họ đang cư trú hoặc sinh sống, cơ quan đó không phải là cơ quan đã đăng ký khai sinh trước đây.
Cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết cách đổi họ cho con sau khi ly hôn:
- UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi trẻ đang cư trú. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho trẻ dưới 14 tuổi.
- UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi trẻ đang cư trú. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho trẻ từ 14 tuổi trở lên khi trẻ cư trú trong nước.
- Cơ quan đại diện ngoại giao nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây sẽ thực hiện đăng ký việc thay đổi họ cho trẻ nếu trẻ đang ở nước ngoài và là công dân của quốc gia đó.
2.2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện cách đổi họ cho con sau khi ly hôn
Để thực hiện thủ tục đổi họ cho con, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi thông tin họ và tên.
- Tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật.
- Đối với người đi làm thủ tục, cần mang theo đầy đủ giấy tờ cá nhân, bao gồm chứng minh thư và sổ hộ khẩu. Những giấy tờ này sẽ chứng minh mối quan hệ và tư cách pháp lý của bạn để thực hiện thủ tục.
- Ngoài ra khi thực hiện cách đổi họ cho con sau khi ly hôn, bạn cần cung cấp các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên và chữ đệm. Ví dụ như các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi, văn bản thỏa thuận đồng ý cho việc đổi tên, chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các tài liệu khác liên quan.
2.3. Về trình tự thủ tục thực hiện đổi họ cho con sau khi ly hôn
Thủ tục thực hiện đổi họ sẽ hoàn tất trong vòng 3 ngày kể từ khi đủ giấy tờ hợp lệ đã được nộp. Nếu việc thay đổi họ và tên đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp thuộc Phòng Tư pháp sẽ ghi thông tin vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây và ban hành Quyết định về việc thay đổi họ và tên. Quyết định này sẽ được ký và cấp bản chính bởi Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện và được cung cấp bản sao theo yêu cầu của người đề nghị. Trong trường hợp cần tiến hành xác minh thêm thì thời hạn nói trên có thể được kéo dài, nhưng không quá 6 ngày.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách đổi họ cho con sau khi ly hôn mà chúng tôi muốn hướng dẫn cho bạn. Để quá trình diễn ra suôn sẻ, bạn cần chú ý đảm bảo các thủ tục pháp lý một cách đầy đủ và chính xác nhất. Nếu còn vấn đề thắc mắc về việc làm thủ tục đổi họ cho con, bạn vui lòng để lại thông tin để chúng tôi có thể giải đáp một cách nhanh chóng nhất nhé!