Cách viết đơn ly hôn thuận tình năm 2022
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình và thủ tục tố tụng tại tòa án thì thủ tục ly hôn cần có: Đơn xin ly hôn thuận tình, đăng ký kết hôn bản gốc, bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước của vợ chồng và giấy khai sinh của các con…. Rất nhiều người còn lúng túng trong việc viết đơn ly hôn như thế nào. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách viết đơn ly hôn thuận tình.
Mục lục
1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn thuận tình
Hồ sơ ly hôn là tổng hợp các giấy tờ chứng minh về quan hệ hôn nhân, quan hệ nhân thân, giấy tờ tùy thân nộp kèm theo đơn ly hôn cho Tòa án yêu cầu giải quyết việc ly hôn.
Hồ sơ ly hôn thuận tình gồm những giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và chia tài sản chung có chữ ký của hai vợ chồng và đóng dấu xác nhận của UBND xã phường;
- Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng;
- Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia;
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với con chung, con riêng quốc tịch Việt Nam.
2. Cách viết đơn ly hôn thuận tình đúng luật
Tên đơn: Nếu đơn xin ly hôn viết tay thì vợ hoặc chồng có thể đặt tên đơn theo ý chí mong muốn cá nhân nếu chỉ yêu cầu ly hôn mà không yêu cầu giải quyết về mặt tài sản, con cái thì chỉ cần để tên “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”, cũng có thể đặt là “Đơn yêu cầu công nhận Thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” hoặc “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và chia tài sản”.
Tòa án nhận đơn: Người viết đơn cần ghi rõ tên cơ quan nhận đơn như Tòa Án nhân dân huyện nào……Trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh,thành phố là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Thông tin cá nhân của vợ, chồng: Nội dung này bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ hộ khẩu thường trú và địa chỉ chỗ ở hiện của mỗi người.
Nội dung đơn: Ghi thông tin thời gian kết hôn và chung sống của hai vợ chồng, địa chỉ chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay ly thân, nếu ly thân thì ly thân trong bao lâu, hiện nay cả hai đang sống ở địa chỉ nào, phần này thể hiện tình trạng quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn và những nguyên nhân của mâu thuẫn….. Và vợ, chồng đề nghị Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn.
Về con chung: Nếu chưa có con chung thì ghi chưa có, nếu có thì ghi rõ số con, tên tuổi, năm sinh và giới tính của con. Thỏa thuận hoặc mong muốn nuôi con và cấp dưỡng cho con.
Về nhà ở: Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về nhà ở trong trường hợp có nhà, nếu không có nhà thì ghi là không có.
Về phần vay nợ chung : Nếu không có nợ chung sẽ ghi vào trong đơn là “Không có”. Nếu có nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết số nợ chung cụ thể, thời gian trả, người cho vay, tên tài sản,… Thỏa thuận người trả nợ. Nếu không thỏa thuận có thể đề xuất cách thức xử lý nợ chung.
Sau khi xem xét lại toàn bộ nội dung đơn, vợ chồng thống nhất nội dung đơn và ký tên mình vào đơn đề nghị ly hôn thuận tình. Nếu không có đủ chữ ký của một trong hai bên thì sẽ trở thành vụ án đơn phương ly hôn.
3. Án phí ly hôn thuận tình
Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí ly hôn thuận tình không có tranh chấp về giá ngạch được quy định là 300.000 đồng.
5. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án tiến hành thụ lý và thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Sau khi đương sự nộp án phí, đương sự nộp lại cho Tòa biên lai tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành tiếp các thủ tục tiếp theo. Trong thời hạn 15 ngày, nếu thủ tục hoà giải diễn ra không thành và xét thấy các bên thực sự thuận tình và tự nguyện ly hôn. Đồng thời vợ, chồng cũng đã thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và công nhận những thỏa thuận đó.
Nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích của vợ và con thì Tòa án quyết định.