Có nên ly hôn vì chồng vô tâm không? Các vấn đề cần giải quyết nếu ly hôn
Khi phải đối mặt với tình trạng chồng vô tâm, không yêu thương vợ con, và bỏ bê gia đình, nhiều phụ nữ đặt ra câu hỏi liệu có nên ly hôn vì chồng vô tâm hay không. Trong tình huống này, việc đơn phương ly hôn là một lựa chọn khả dĩ, nhằm bảo vệ tâm lý và tình cảm của vợ và con cái. Tuy nhiên, quyết định này cần sự cân nhắc kỹ lưỡng và nên tham khảo ý kiến của Luật sư để hiểu rõ hơn về quy trình và quy định pháp luật liên quan.
Mục lục
1. Quyền ly hôn nếu chồng vô tâm
Trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, theo Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bạn hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Căn cứ vào Điều 56, Khoản 1 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành tại Tòa, thì Tòa giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung, không đạt được mục đích hôn nhân.”
Nếu chồng bạn vô tâm, không quan tâm chăm sóc bạn và gia đình đến mức độ hai bên không thể kéo dài thêm đời sống chung, làm cho tình trạng hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng không thể cứu vãn thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu mâu thuẫn giữa đôi vợ chồng không thể giải quyết được, quyết định ly hôn có thể giúp mỗi bên cảm thấy thoải mái hơn và là phương án giúp bạn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân ngột ngạt.
2. Có nên ly hôn vì chồng vô tâm và đã chuyển đi nơi khác sống
Theo Khoản 1 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về một trong hai người vợ hoặc chồng hoặc cả hai. Điều này có nghĩa là người vợ có quyền đơn phương ly hôn, thậm chí khi chồng vắng mặt và không có thông tin về chỗ ở hiện tại của chồng.
Theo Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên, nếu chồng của chị được tòa tuyên mất tích và chị yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết cho cuộc ly hôn.
Ngoài ra, theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Do đó, người vợ có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn, nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Bạn có thể thực hiện các biện pháp tìm kiếm và yêu cầu Tòa án thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú. Nếu vẫn không có tin tức về chồng, Tòa án sẽ tuyên mất tích và giải quyết ly hôn cho chị.
3. Các vấn đề cần giải quyết nếu ly hôn
3.1. Chia tài sản thế nào?
Về phần phân chia tài sản chung, theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm những khoản sau:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, bao gồm thu nhập từ lao động, sản xuất kinh doanh, hoặc lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế hoặc tặng cho chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn, trừ trường hợp được tặng hoặc thừa kế riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Vì vậy, trong trường hợp của chị, căn nhà được xây dựng từ việc cả chị và chồng đều đóng góp tiền, cũng như đất đai và khoản tiền bố mẹ 2 bên đóng góp, nên căn nhà này sẽ được xem xét là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù chỉ tên chồng chị, nhưng theo quy định, tài sản này vẫn sẽ được chia đôi theo quy định của pháp luật.
3.2. Giành quyền nuôi con
Trong cuộc sống, việc ràng buộc bởi con cái có thể tạo ra những áp lực đáng kể, khiến cuộc sống gia đình trở nên không hạnh phúc. Đối với sự phát triển và tâm hồn của đứa trẻ, môi trường gia đình không hòa thuận có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì vậy, quyết định ly hôn có thể là lựa chọn để mang lại sự thoải mái cho cả bản thân hai vợ chồng.
Về quyền nuôi con, theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa hai bên, Tòa án sẽ quyết định về quyền nuôi con như sau:
- Đối với con dưới 36 tháng, quyết định giao cho người mẹ trực tiếp nuôi nếu đủ điều kiện chăm sóc và giáo dục.
- Đối với con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi, quyết định sẽ dựa trên quyền lợi của con và giao cho một bên trực tiếp nuôi.
- Đối với con từ 7 tuổi trở lên, Tòa án quyết định giao đứa trẻ cho bố hay mẹ nuôi sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con, mà không hoàn toàn căn cứ vào nguyện vọng của đứa trẻ như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Bởi lẽ Tòa án vẫn cần xem xét điều kiện nuôi con của hai bên bố mẹ để đảm bảo cho con một cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần.
3.3. nghĩa vụ trả nợ chung khi ly hôn
Nghĩa vụ trả nợ chung là nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận hoặc do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc từ các nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường, hoặc từ các nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, khi ly hôn nếu cả hai có nợ chung thì tòa sẽ xem xét và đưa ra nghĩ vụ trả nợ đối với hai vợ chồng.
Lưu ý: Nếu có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ chung khi ly hôn, thì việc giải quyết nợ sẽ áp dụng các quy định theo Luật hôn nhân và gia đình và Bộ luật dân sự để giải quyết.
Với bài viết phân tích trên, trả lời cho câu hỏi “có nên ly hôn vì chồng vô tâm hay không” thì còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của đời sống gia đình. Nếu chồng vô tâm đến mức không còn quan tâm, chăm sóc vợ con, để tình cảm gia đình lâm vào trạng thái không hàn gắn được nữa thì ly hôn là một quyết định sáng suốt.
Hy vọng thông qua bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với Phan Law Vietnam chúng tôi qua đường dây nóng để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.