CÔNG KHAI CHỨNG CỨ KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 việc công khai chứng cứ khi giải quyết ly hôn là một trong những thủ tục quan trọng và đây cũng là một thay đổi lớn mà ta cần phải quan tâm.
- Những bất cập trong luật cũ khi giải quyết ly hôn
Theo như quy định của pháp luật từ trước đến nay, trong quá trình giải quyết ly hôn thì việc thực hiện các thủ tục như lấy lời khai, hòa giải, xác minh chứng cứ. Tuy nhiên, quá trình giải quyết còn vội vàng và sơ sài dẫn đến đưa ra những quyết định không chính xác do còn thiếu cơ sở để kết luận.
Vì thế để tránh việc này tiếp diễn dẫn đến tình trạng làm tổn hại lợi ích của các bên, theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 đã có những quy định mới trong việc công khai chứng cứ khi giải quyết ly hôn, mặc dù thời gian giải quyết có thể bị kéo dài khi tiến hành xác minh và thu thập chứng cứ.
- Công khai chứng cứ khi giải quyết ly hôn
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Cũng tại bộ luật này, tại Khoản 2 Điều 203 quy định về việc công khai chứng cứ khi giải quyết ly hôn: “trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”
Quy định này hoàn toàn mới, nhằm bảo đảm mọi chứng cứ được công khai, các đương sự đều biết các tài liệu, chứng cứ của vụ án để thực hiện quyền tranh tụng, vì thế, công khai chứng cứ khi giải quyết ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng nhằm trọng.
Cũng theo đó Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trước khi tiến hành phiên họp “Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp” giúp cho việc tiến hành phiên họp đạt được mục đích và hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, theo quy định trước đây thì Luật chỉ quy định “đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án” tuy nhiên, một quy định mới được nêu ra là đồng thời với việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì đương sự đó cũng “phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác” nhằm minh bạch hồ sơ, chứng cứ tạo điều kiện cho hai bên thực hiện quyền của mình một cách tối đa có thể.
Công khai chứng cứ khi giải quyết ly hôn là một thay đổi mới theo Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 mà chúng ta cần lưu ý vì điều này có một số điểm khác so với trước đây. Từ đó, cả hai bên vợ, chồng cần chú ý sự thay đổi này đặc biệt là khi tranh chấp về nuôi con hai chia tài sản khi ly hôn.