Đơn khởi kiện ly hôn theo quy định của pháp luật 2022
Ly hôn là vấn đề trước đến nay luôn rất khó giải quyết bởi nó đặc biệt hơn các mối quan hệ khác là chứa đựng yếu tố tình cảm. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp muốn ly hôn nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn những vấn đề pháp lý xung quanh đơn khởi kiện ly hôn theo định của pháp luật hiện hành.
Mục lục
1. Đơn khởi kiện ly hôn là gì?
Ly hôn đơn phương được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Vì vậy đơn ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương hay còn gọi là đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện là văn bản của đương sự yêu cầu tòa án bảo về quyền và lơi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Theo đó, Đơn khởi kiện ly hôn được hiểu là văn bản của một bên trong quan hệ hôn nhân, yêu cầu tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, bên cạnh đó là giải quyết việc phân chia tài sản và quyền nuôi con giữa vợ chồng.
Khi ly hôn đơn phương bạn có thể sử dụng mẫu đơn có sẵn hoặc mẫu đơn viết tay, miễn nó đủ nội dung yêu cầu.
2. Cách viết đơn khởi kiện ly hôn
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn chính thức được ban hành bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HDTP. Năm 2022 vẫn chưa có văn bản thay thế nghị quyết số 01/2017 nên mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương vẫn được áp dụng theo mẫu ban hành kèm nghị quyết. Bạn có thể đánh máy hoặc tải về để điền nội dung vào đơn khởi kiện.
Các Tòa án thường có mẫu đơn khỏi kiện ly hôn được in sẵn có có con mộc của Tòa án đó. Ngoài ra bạn cũng có thể viết tay đơn khởi kiện ly hôn dựa vào các mẫu có sẵn.
Tùy từng cách chọn mà nội dung sẽ có chút khác biệt, tuy nhiên những nội dung chính là không thể thiếu sót. Cụ thể cách viết đơn khởi kiện ly hôn như sau:
– Tại phần “Kính gửi” của Đơn khởi kiện ly hôn cần ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Nếu là TAND cấp huyện, thì cần ghi rõ TAND huyện/quận nào thuộc tỉnh, thành phố nào; nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.
– Phần thông tin cá nhân của người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên qua trong đơn khởi kiện ly hôn: Cần phải ghi đầy đủ, chính xác để Tòa án tống đạt văn bản. Những thông tin cá nhân này, nếu không điền đầy đủ thông tin về địa chỉ thì theo quy định tại điều 193, Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm phán sẽ có văn bản yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn bằng cách hoàn thiện đúng và đủ thông tin.
– Tại phần “Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây”, trong đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết việc ly hôn cần nêu được 03 vấn đề là: Quan hệ tình cảm; Nuôi con và trợ cấp nuôi con; Tài sản và nợ chung. Cụ thể:
- Quan hệ tình cảm: Cần ghi thời gian kết hôn, địa điểm chung sống, ly thân (nếu có). Mâu thuẫn là gì, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và đề nghị Tòa giải quyết việc ly hôn;
- Nuôi con và trợ cấp nuôi con: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và đề nghị nuôi con, mức trợ cấp. Nếu chưa có con chung ghi chưa có;
- Về tài sản chung: Nếu có tài sản chung thì ghi rõ ên của toàn bộ bất động sản và động sản, kể cả tài sản đang cho vay, mượn, thuê, gửi ngân hàng…; trị giá thực tế; đề nghị phân chia… Nếu không có tài sản chung ghi không có;
- Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.
– Tài liệu, chứng cứ đính kèm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính), trong trường hợp mất bản chính thì có thể xin cấp trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch nơi đăng ký kết hôn và trong hồ sơ phải nêu rõ lý do không có bản gốc;
- Hộ khẩu của cả hai bên vợ chồng: Nếu không có bản chính có thể xin trích lục tại UBND cấp xã nơi cấp ban đầu;
- Bản sao có chứng thực CMND của cả hai vợ chồng: Khi không có CMND có thể xin xác nhận nơi cư trú của công an xã/phường nơi cư trú;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu ly hôn là có căn cứ và hợp pháp: Biên bản hòa giải của tổ dân phố, giấy chứng nhận thương tích ( trong trường hợp bị bạo hành gia đình)…..
- Bản sao hợp lệ giấy khai sinh của các con chung;
- Các giấy tờ về tài sản chung, nợ chung: Các giấy tờ về nhà đất, về thu nhập của vợ chồng; Biên lai, hợp đồng cho vay, biên bản thỏa thuận xác nhận nợ….