Đơn ly hôn bao gồm những giấy tờ gì?
Một trong những hiện tượng xã hội đang có xu hướng ngày càng gia tăng chính là ly hôn. Khi mà một mối quan hệ hôn nhân tồn tại quá nhiều khuất mắc thì ly hôn trở thành phương án cuối cùng. Dù là nguyên nhân gì thì về bản chất cũng xuất phát từ mục đích hôn nhân không đạt được. Mặc dù hiện tượng này đã trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ về những quy định liên quan. Bởi có rất nhiều khía cạnh xoay quanh thủ tục ly hôn cần phải được làm rõ. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến các giấy tờ trong đơn ly hôn được nộp tại Toà án.
Mục lục
Giấy tờ cần có trong đơn ly hôn là gì?
Pháp luật về hôn nhân Việt Nam có quy định về hai phương thức ly hôn bao gồm ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn. Mỗi phương thức đều được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cũng như giấy tờ cần có. Khi có yêu cầu ly hôn cần căn cứ vào các quy định này để bảo đảm tính chính xác. Đối với nội dung trong đơn ly hôn, vợ chồng cần dựa theo trường hợp của mình đế soạn thảo các loại giấy tờ như sau:
Hồ sơ ly hôn đơn phương
Đơn phương ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên là hình thức được lựa chọn khi yêu cầu ly hôn chỉ xuất phát từ một bên hoặc có những bất đồng không thể thoả thuận. Khi đó vợ hoặc chồng sẽ tiến hành soạn thảo và nộp đơn ly hôn tại Toà án. Đơn khi đó sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn theo mẫu
– Bản sao sổ hộ khẩu
– Bản sao chứng minh nhân dân
– Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).
– Bản sao giấy khai sinh của con
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
Lưu ý: Tất cả các bản sao giấy tờ cần phải công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
Hồ sơ ly hôn thuận tình
Trường hợp ly hôn thuận tình diễn ra khi cả vợ và chồng đã có sự thống nhất về tất cả các vấn đề. Từ yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản chung, quyền nuôi con,.. đều đã có sự thống nhất. Do vậy mà từ thủ tục đến hồ sơ cũng sẽ tương đối đơn giản hơn. Trong đó bao gồm:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).
Thủ tục ly hôn theo pháp luật hiện hành
Dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn thì cũng đều phải trải qua một thủ tục nhất định. Các bên phải tuân thủ theo thủ tục này để nhận được bản án hoặc quyết định của Toà. Thủ tục này sẽ bắt đầu ngay từ khi người có quyền thể hiện yêu cầu ly hôn.
Chủ thể có quyền yêu cầu nộp đơn ly hôn
Tuỳ theo từng trường hợp mà người đệ đơn yêu cầu ly hôn là khác nhau. Nhưng người yêu cầu đó phải thuộc một trong các chủ thể có quyền theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về các đối tượng sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên có các vấn đề về năng lực hành vi. Hoặc trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
Lưu ý: Quyền yêu cầu ly hôn của chồng sẽ bị hạn chế trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trình tự thủ tục ly hôn
Nhìn chung, thủ tục ly hôn thuận tình hoặc đơn phương đều có những bước cơ bản chung. Qúa trình giải quyết cho sự kết thúc của mối quan hệ hôn nhân sẽ được diễn ra như sau:
– Nộp đơn yêu cầu ly hôn
– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án thụ lý vụ án. Toà án thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó đương sự nộp lại biên lại nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
– Tiến hành hoà giải theo đúng trình tự được quy định. Nếu hòa giải không thành đồng thời xét thấy sự tự nguyện ly hôn cũng như đã có thoả thuận về mọi vấn đề thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn. Còn với trường hợp có bất đồng thì Toà án sẽ giải quyết theo luật định.