Đơn ly thân là gì?
Ly thân là hình thức được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn khi đời sống hôn nhân gặp trục trặc, cả hai chọn tạm xa nhau một thời gian để suy nghĩ về sự lựa chọn của bản thân. Vậy ly thân có cần phải làm đơn hay không? Đơn ly thân có phải căn cứ để ly hôn hay không?
Mục lục
1. Đơn ly thân là gì?
Hiện nay chế định ly thân chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận, do đó là sự tự nguyện của hai vợ chồng, pháp luật không quy định về vấn đề này. Do đó, hai vợ chồng không nhất thiết phải có một khoảng thời gian ly thân trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Mặc dù pháp luật không quy định, tuy nhiên thực tế hiện nay khi giải quyết ly hôn thì Tòa án có thể lấy căn cứ về việc ly thân của hai vợ chồng để chứng minh cho mâu thuẫn của hai vợ chồng cũng như tình trạng trầm trọng của cuộc hôn nhân.
Đơn ly thân hiện nay vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể. Đó chỉ là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai vợ chồng về quyền lợi và trách nhiệm của hai bên vợ và chồng trong thời gian ly thân mà thôi.
Chính vì vậy mà nội dung của đơn ly thân không có những nội dung bắt buộc như đơn ly hôn, mà chỉ cần thể hiện đầy đủ ý chí của vợ, chồng là được.
Những nội dung chính của đơn ly thân bao gồm:
- Thông tin của vợ, chồng;
- Lý do ly thân;
- Thời gian bắt đầu ly thân;
- Tài sản chung và tài sản riêng trước khi ly thân;
- Cách thức quản lý tài sản trong thời gian ly thân;
- Nợ phát sinh trong thời kỳ ly thân thì xử lý như thế nào?
- Tài sản phát sinh trong thời kỳ ly thân thì xử lý như thế nào?
- Việc trông nom, chăm sóc con cái trong thời gian ly thân.
Có thể nói ly thân là giải pháp cần thiết để vợ chồng suy nghĩ, nhìn lại bản thân trước khi quyết định ly hôn. Trong trường hợp, sau một khoảng thời gian ly thân, hai vợ chồng không thể trở về sống chung với nhau nữa mà quyết định ly hôn thì khi đó tòa án sẽ xem xét đến việc ly thân của hai vợ chồng để xem xét cuộc hôn nhân đó có rơi vào tình trạng trầm trọng hay không, có thể hàn gắn được nữa không và có cần tạo khoảng thời gian thêm nữa để hai vợ chồng suy nghĩ lại hay không?
2. Ly thân có phải căn cứ ly hôn hay không?
Việc ly thân là sự thỏa thuận riêng tư của các bên, không phải lập thành văn bản rõ ràng và không cần báo cáo với tòa án. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của các bên hoặc mong muốn đơn phương của một bên vợ hoặc chồng khi có căn cứ đời sống vợ chồng của đương sự đang rơi vào tình trạng trầm trọng.
Mặc dù pháp luật không quy định, tuy nhiên thực tế hiện nay khi giải quyết ly hôn thì Tòa án có thể lấy căn cứ về việc ly thân của hai vợ chồng để chứng minh cho mâu thuẫn của hai vợ chồng cũng như tình trạng trầm trọng của cuộc hôn nhân.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, lợi ích hợp pháp của con cái hoặc để trốn tránh nghĩa vụ nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Thủ tục ly thân, đơn ly thân không có căn cứ pháp lý để ràng buộc, tuy nhiên nó mang nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu cả hai không có sự thỏa thuận và ghi nhận sự thỏa thuận này một cách rõ ràng.
Ly thân có thể là thời gian vàng để vợ chồng có thể nhìn nhận lại lỗi lầm của bản thân và hàn gắn mối quan hệ nhưng cũng có thể làm cả hai xa mặt cách lòng mà dẫn đến việc ly hôn. Vì vậy cần hết sức cẩn thận khi ly thân.