Đơn thuận tình ly hôn năm 2022
Viết đơn ly hôn là thủ tục bắt buộc mà vợ, chồng phải hoàn thành để nộp lên Tòa án có thẩm quyền. Nhiều cặp vợ chồng không biết đơn ly hôn mua ở đâu, ghi như thế nào, thủ tục ra sao?…..Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn xoay quanh vấn đề Đơn thuận tình ly hôn năm 2022.
Mục lục
1. Mẫu đơn thuận tình ly hôn
Mẫu đơn thuận tình ly hôn là mẫu đơn số 01-VDS (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự) được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP).
Hiện nay có rất nhiều cách để có được mẫu đơn thuận tình ly hôn. Cụ thể như:
- Mua đơn tại Tòa án: Mỗi Tòa sẽ có sự điều chỉnh về nội dung sao cho phù hợp nhất, miễn không thay đổi những nội dung cơ bản của đơn xin ly hôn đơn phương. Các mẫu đơn này sẽ được in ra bản cứng và bán tại các tòa án giải quyết vụ việc ly hôn của bạn và được đóng dấu của tòa án;
- Tải các mẫu đơn trên mạng: Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, bất cứ vấn đề gì đều được tìm thấy trên mạng xã hội. Vì vậy các mẫu đơn ly hôn cũng vậy. Tuy nhiên, bạn đọc cần phải biết không phải mẫu đơn nào cũng đáp ứng yêu cầu của Tòa án. Việc viết đơn sai và bị trả lại sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian;
- Tìm đến các công ty luật để được tư vấn về mẫu đơn xin ly hôn nhanh nhất.
2. Cách viết đơn thuận tình ly hôn
– Ghi thời gian hai vợ chồng đăng ký kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, hay đã ly thân từ khi nào. Phần này cũng dùng để ghi tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn. Đề nghị Toà án xem xét giải quyết cho chúng tôi được thuận tình ly hôn.
– Nếu hai vợ chồng đã có con chung với nhau thì cần ghi thông tin các con chung; nguyện vọng và thỏa thuận của hai vợ chồng về việc trực tiếp nuôi con. Nếu hai bên chưa có con chung thì ghi: chưa có con chung.
– Nếu có tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi thông tin về tất cả các loại tài sản; thoả thuận của cả hai vợ chồng về việc phân chia tài sản. Nếu không có tài sản chung của vợ chồng thì ghi: không có tài sản chung.
– Nếu có nợ chung của vợ chồng ghi cụ thể số nợ đó (nợ tiền hay nợ tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ); thỏa thuận phân chia nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng. Nếu không có nợ chung ghi: không có nợ chung.
Hồ sơ, giấy tờ cần nộp kèm đơn thuận tình ly hôn:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
3. Thủ tục thuận tình ly hôn
Nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
– Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách.
– Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Lệ phí thuận tình ly hôn quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định như sau: Không có giá ngạch: 300.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu một nửa mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.