[Giải đáp] Hồ sơ, thủ tục khi ly hôn cần những giấy tờ gì?
Ly hôn là “con đường cùng” trong quan hệ hôn nhân, ảnh hưởng đến người trong cuộc và con cái. Để ly hôn, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Vậy khi ly hôn cần những giấy tờ gì? Ly hôn nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề pháp lý trong quá trình ly hôn qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Quyền yêu cầu và điều kiện khi ly hôn
Trước khi giải đáp thắc mắc khi ly hôn cần những giấy tờ gì thì bạn cần tìm hiểu về quyền yêu cầu và điều kiện trong quá trình ly hôn.
1.1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để ly hôn thì các cặp đôi cần xác định ai là người có quyền yêu cầu ly hôn.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Cần chú ý rằng chồng không được ly hôn khi vợ đang mang thai, vừa mới sinh hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ có quyền được yêu cầu Tòa án ra quyết định ly hôn.
1.2. Điều kiện để được yêu cầu khi ly hôn
Để được yêu cầu ly hôn, một trong hai vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau:
- Vợ chồng đã sống ly thân liên tục ít nhất một năm, đây là trường hợp phổ biến nhất để được yêu cầu ly hôn. Ly thân là việc vợ chồng không chung sống với nhau nhưng vẫn giữ nguyên quan hệ vợ chồng.
- Có một trong những hành vi vi phạm bổn phận làm vợ, làm chồng, bao gồm các hành vi như: ngoại tình, bạo lực gia đình, vi phạm chế độ một vợ một chồng,…
- Mắc bệnh truyền nhiễm nặng như: HIV/AIDS, lao phổi thể mạn tính,…
- Vợ chồng có thể ly hôn khi một trong hai mắc các bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, hành vi của người bệnh.
- Bị kết án tù có thời hạn từ 3 năm trở lên, gồm các trường hợp án đang được thi hành án và trường hợp án đang được tạm hoãn thi hành án.
- Hai bên không còn tình cảm vợ chồng, thường là trường hợp ly hôn thuận tình.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, cha mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho vợ chồng.
2. Khi ly hôn cần những giấy tờ gì?
Có hai trường hợp khi ly hôn là thuận tình hoặc đơn phương. Về cơ bản thì giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn trong hai trường hợp này là giống nhau. Vậy khi ly hôn cần những giấy tờ gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Trong trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì vợ hoặc chồng cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao. Bên cạnh đó, với trường hợp không có Chứng minh nhân dân/ CCCD của vợ và chồng thì cần nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Điểm đặc biệt khác nhau giữa hai hình thức ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương nằm ở mẫu đơn. Cụ thể:
- Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
- Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.
Xem thêm: Tư vấn thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật mới nhất
3. Nộp đơn ly hôn ở đâu?
Nơi nộp đơn ly hôn phụ thuộc vào hai trường hợp chính là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.
3.1. Trường hợp ly hôn thuận tình
- Nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của hai vợ chồng. Trong trường hợp hai vợ chồng không cùng cư trú tại một địa phương thì cần nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của một bên vợ hoặc chồng (do 2 người thỏa thuận với nhau).
- Thời hạn bắt đầu giải quyết 03 ngày kể từ ngày nhận đơn ly hôn, thường kéo dài từ 01 đến 02 tháng hoặc lâu hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
3.2. Trường hợp đơn phương
- Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Ly hôn đơn phương thì thời gian giải quyết sẽ lâu hơn thường là từ 02 đến 06 tháng.