Hướng dẫn cách viết giấy ly hôn
Có rất nhiều cặp vợ chồng không biết cách viết giấy ly hôn (đơn ly hôn).Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình thì đơn xin ly hôn phải có các nội dung chính sau: Thỏa thuận về việc phân chia tài sản, thỏa thuận về việc nuôi con, trợ cấp… Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tập trung làm rõ cách viết giấy ly hôn.
Mục lục
1. Hướng dẫn cách viết giấy ly hôn
1.1. Cách viết đơn ly hôn thuận tình
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của hai bên vợ chồng;
- Về tình cảm: Thời gian kết hôn ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Nơi đăng ký kết hôn ghi UBND xã/phường nơi đăng ký kết hôn; Quá trình chung sống và nguyên nhân mâu thuẫn; Đã nỗ lực hàn gắn nhưng không thành công; Nêu quan điểm yêu cầu Toà án giải quyết;
- Đề nghị Tòa án: Công nhận thuận tình ly hôn và công nhận sự thỏa thuận;
- Về con chung: Số con chung; Họ và tên, ngày tháng năm sinh của con chung, người đang trực tiếp nuôi dưỡng và thỏa thuận nuôi con sau ly hôn;
- Không yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề tài sản hoặc trường hợp yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản ghi thông tin như sau: Có những tài sản chung gì, nguồn gốc do đâu mà có, ai là người đang quản lý những tài sản chung này, yêu cầu tòa công nhận việc chia tài sản chung.
1.2. Nội dung mẫu đơn ly hôn đơn phương
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Thông tin kết hôn: Thời gian, địa điểm kết hôn, lấy theo giấy đăng ký kết hôn;
- Thông tin về tình hình hiện tại: Hai bên đang sống chung hay ly thân? Ly thân bao lâu? Mâu thuẫn chính dẫn đến việc quyết định ly hôn? Đã nỗ lực hàn gắn hay chưa?
- Kết luận: Hai bên đồng ý thuận tình ly hôn, đề nghị Tòa công nhận việc thuận tình ly hôn;
- Nếu có con chung, hoặc con riêng thì ghi rõ tên con năm sinh, đề xuất nguyện vọng về quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con chung và con riêng;
- Nếu chưa có con thì ghi rõ là chưa có con chung và riêng;
- Đối với những tài sản cần Tòa phân chia thì cần ghi rõ ràng những thông tin pháp lý liên quan đến tài sản và thỏa thuận phân chia của hai bên nếu có;
- Nếu không có tài sản chung thì cần ghi rõ không có tài sản chung;
- Nếu hai bên có nợ chung cần tòa xác nhận về nghĩa vụ trả nợ, ghi cụ thể về khoản nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và thỏa thuận phân chia nghĩa vụ trả nợ;
- Nếu không có nợ chung ghi rõ không có nợ chung.
2. Giải quyết nợ chung khi ly hôn
Có hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Do đó, những vấn đề cần giải quyết của hai hình thức này cũng khác nhau. Và vấn đề nợ chung được được giải quyết trong hai tình huống khác nhau.
Theo đó, khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Do đó, nợ chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì nếu chưa được Tòa án quyết định hoặc công nhận trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn có hiệu lực dù hai vợ, chồng đã ly hôn. Và chỉ có trường hợp duy nhất, sau khi ly hôn hai vợ chồng không phải trả nợ đó là khi vợ, chồng và người thứ ba (người cho vay) có thỏa thuận khác.