Luật sư ly hôn nhanh hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất
Đơn ly hôn đơn phương là giấy tờ quan trọng trong việc khi yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương của vợ hoặc chồng. Việc viết đơn ly hôn đơn phương đòi hỏi sự chính xác và đầy đủ để đảm đơn ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận và ra Quyết định thụ lý vụ án. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách viết đơn và những điều cần lưu ý nhé.
Mục lục
1. Đơn ly hôn đơn phương là gì?
Luật sư ly hôn nhanh đã nhiều lần giải thích chi tiết về ly hôn đơn phương là gì qua nhiều bài viết khác nhau trên trang web của công ty. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tóm tắt lại một lần nữa định nghĩa về đơn phương ly hôn để những ai lần đầu đến được biết. Ly hôn đơn phương là khi một bên muốn ly hôn mà không có sự đồng thuận của người còn lại về việc chấm dứt hôn nhân hoặc vấn đề chia tài sản chung hoặc vấn đề phân chia tài sản chung hoặc tổng hợp các vấn đề này.
Khi làm thủ tục yêu cầu đơn phương ly hôn, một trong những giấy tờ rất quan trọng mà các bạn cần hoàn thành là đơn ly hôn đơn phương. Đơn ly hôn đơn phương được viết dựa theo mẫu đơn số 23-DS trong Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP đã được sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Dưới đây là mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất, đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành, Quý vị có thể tham khảo. Tại đây!
2. Hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất
Cách viết đơn ly hôn đơn phương theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP được mô tả như sau:
Mục (1): Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
Mục (2): Ghi tên và địa chỉ của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:
Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào, ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Quý vị cần xác định đúng Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xin ly hôn đơn phương của mình. Quý vị có thể tham khảo thông qua bài viết hướng dẫn thẩm quyền giải quyết của Tòa án thông qua bài viết khác của Luật sư ly hôn nhanh.
Mục (3): Ghi họ tên người khởi kiện. Đối với trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
Mục (4): Ghi đầy đủ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, ví dụ thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.
Mục (5), (6): Trình bày thông tin của bị đơn, bao gồm họ tên và địa chỉ cư trú tại thời điểm làm đơn.
Mục (12): Trình bày chi tiết về tình trạng hôn nhân, kể cả thời gian kết hôn và chung sống. Hiện tại, liệu có sự sống chung hay đã ly thân và nếu có, thời gian ly thân là bao lâu. Đồng thời, mô tả mâu thuẫn hiện tại trong mối quan hệ và nguyên nhân dẫn đến quyết định ly hôn.
Mục (13): Chỉ ra số lượng con chung và đề xuất về quyết định nuôi dưỡng và cấp dưỡng. Ví dụ: Trong thời gian sống chung với nhau, chúng tôi có một con chung, là cháu Trần Sao Khuê, sinh năm 2021. Vì cháu còn nhỏ, nên sau ly hôn, tôi muốn Tòa án giao quyền nuôi con trực tiếp cho tôi, đồng thời yêu cầu anh Trần Anh Tú cung cấp đủ chi phí nuôi dưỡng cho cháu cho đến khi cháu trưởng thành là 5 triệu đồng/tháng.
Đối với trường hợp chưa có con chung, cần nêu rõ “chúng tôi không có con chung trong thời gian chung sống với nhau.”.
Xem thêm: Đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật
Mục (14): Liệt kê cụ thể tất cả tài sản chung và thông tin chi tiết để mô tả tài sản đó, đặc biệt lưu ý với tài sản là bất động sản thì cần nêu rõ đầy đủ thông tin về thửa đất, nhà theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ví dụ: Chúng tôi có 1 thửa đất diện tích…m2, số thửa:…., số tờ bản đồ…., tại địa chỉ: ngách…., ngõ…., đường….., xã/phường….., quận/huyện….., thành phố/tỉnh…… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…. do UBND…..cấp ngày…/…/….
Bên cạnh đó, bạn phải đề xuất cách phân chia cho Tòa án thể hiện nguyện vọng của bạn. Trong trường hợp không có tài sản chung, cần mô tả rõ và không yêu cầu Tòa án can thiệp “chúng tôi không có tài sản chung, do đó không cần Tòa án can thiệp vào quá trình phân chia tài sản.”
Mục (15): Nêu rõ thông tin về các nghĩa vụ tài chính cụ thể phát sinh trong hôn nhân. Nếu không có nghĩa vụ tài chính chung, cần mô tả rõ và không yêu cầu can thiệp của Tòa án.
Ví dụ: Chúng tôi không có nợ chung đối với ai. Do đó, không yêu cầu Tòa án can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề tài chính trong quá trình ly hôn.
Mục (16): Trình bày chi tiết những tài liệu đính kèm theo đơn khởi kiện, được liệt kê và đánh số thứ tự như sau:
- Chứng minh nhân dân (bản chứng thực);
- Sổ hộ khẩu (bản chứng thực);
- Giấy khai sinh (bản chứng thực);
- Đăng ký kết hôn;
- Một số giấy tờ khác liên quan.
Mục (17): Trình bày rõ những thông tin mà đương sự cảm thấy cần thiết để giải quyết vụ việc ly hôn.
Ví dụ: Người khởi kiện thông báo về việc đương sự đã đi nước ngoài công tác.
Mục (18): Người khởi kiện ký rõ họ tên và điểm chỉ vào đơn khởi kiện.
Trong trường hợp người khởi kiện mất năng lực hành vi nhân sự hoặc không nhận thức về hành vi của mình, người đại diện hợp pháp của cá nhân đó sẽ thay thế ký tên và điểm chỉ.
Nếu người đại diện hợp pháp không biết chữ hoặc không thể nhìn rõ, Điểm c Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định chỉ người có năng lực hành vi tố tụng dân sự mới có thể làm chứng và ký xác nhận vào đơn ly hôn đơn phương.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết về đơn ly hôn đơn phương và hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương đúng, đủ theo quy định pháp luật. Hi vọng Quý Khách hàng sẽ có được nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc viết đơn ly hôn đơn phương hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn pháp lý chuyên sâu, đội ngũ luật sư hàng đầu của Luật sư ly hôn nhanh sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Chúng tôi có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này và cam kết mang đến sự hiểu biết và hỗ trợ tận tâm cho mọi Khách hàng.