Ly hôn thuận tình có cần ra Tòa không?
Người Việt Nam chúng ta có tâm lý ngại ra Tòa, vì vậy thường nếu có tranh cãi hoặc va chạm thường chọn cách hòa giải với nhau. Việc vợ chồng ly hôn cũng vậy, nên có rất nhiều cặp vợ chồng đã đặt câu hỏi: Ly hôn thuận tình có cần ra tòa hay không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề này.
Mục lục
1. Ly hôn thuận tình có cần ra tòa không?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Ly hôn thuận tình là cả hai bên vợ chồng muốn ly hôn và tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường nơi bạn cư trú về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Nếu hòa giải không thành sẽ tiến hành thủ tục tại Tòa án. Theo đó, quá trình giải quyết, đương sự phải có mặt theo sự triệu tập của Tòa án để có thể hoàn tất việc ly hôn.
Vì vậy dù có thuận tình ly hôn đi chăng nữa thì các bên cũng phải có mặt tại Tòa để giải quyết việc ly hôn.
Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn mà có sự đồng thuận của hai bên Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án sẽ tiến hành lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu một người thay đổi ý kiến vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;
– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con con cái sau ly hôn;
– Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Trong trường hợp hoà giải tại tòa án nhưng lại thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục tố tụng.
2. Thủ tục ly hôn thuận tình
– Nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
– Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách.
– Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.