Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt ly hôn theo quy định mới nhất
Để quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng thì cần có mặt cả vợ và chồng, đồng nhất về thủ tục phân chia tài sản. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bất khả kháng có thể vắng mặt một bên đương sự không thể tham gia. Vậy cần làm đơn xin xét xử vắng mặt ly hôn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc chi tiết về mẫu đơn đề nghị xét xử vắng mặt khi ly hôn theo quy định.
Mục lục
1. Khi ly hôn có được vắng mặt không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc ly hôn có thể được thực hiện theo hai hình thức:
- Ly hôn thuận tình: Là trường hợp cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn và tự thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến tài sản chung, con chung. Trong trường hợp ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải có mặt tại phiên tòa để ký vào biên bản hòa giải và quyết định ly hôn.
- Ly hôn đơn phương: Là trường hợp chỉ một bên vợ chồng yêu cầu ly hôn. Trong trường hợp ly hôn đơn phương, người yêu cầu ly hôn có thể vắng mặt tại phiên tòa nếu có lý do chính đáng và đã được Tòa án chấp thuận.
Do đó, với trường hợp ly hôn vắng mặt sẽ cần nêu rõ lý do cụ thể. Khi được Tòa án triệu tập lần thứ nhất, nguyên đơn phải có mặt. Nếu vắng mặt cần làm đơn xin xét xử vắng mặt ly hôn. Nếu không có đơn Tòa án sẽ xét xử hoãn theo quy định.
Đối với lần triệu tập thứ hai, một trong hai vợ chồng vắng mặt nếu có lý do chính đáng thì Tòa án có thể ra quyết định hoãn nếu có đơn xin xét xử vắng mặt. Nếu nguyên đơn vắng mặt không có ly do sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.
2. Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt khi ly hôn theo quy định
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
………………, ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT
Kính gửi : TOÀ ÁN NHÂN DÂN ………….
Tôi là:………………….., sinh năm:………….
CMND số:…… do Công an… cấp ngày…
Hộ khẩu:…………………………..………………
Chỗ ở hiện tại:………..………………………..
Tôi là…… trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là……. bị đơn là…….. Vụ án đang được TAND……… thụ lý, giải quyết.
Tôi xin trình bày với Quý Toà một việc như sau:
Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa tôi và…….. vào ngày…. tháng…. năm. Hiện nay do sức khỏe không tốt (hoặc do công việc bận rộn hoặc lý do khác) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vụ án được.
Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của Tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của Tòa án các cấp. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Tôi xin gửi kèm tất cả giấy tờ có liên quan đến vụ án mà tôi có cũng như trình bày quan điểm của tôi về việc phân chia tài sản chung và quyền nuôi con như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………..
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương
3. Quyền nuôi con trong trường hợp làm đơn xin xét xử vắng mặt ly hôn
Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì mẹ thường là người được ưu tiên giao quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trừ trường hợp hai vợ chồng đã thỏa thuận phù hợp với lợi ích của bé hoặc do người mẹ không đáp ứng điều kiện để chăm sóc, giáo dục con.
Ngoài ra, Tòa án sẽ xác định người nuôi dưỡng con trên một số yếu tố như:
- Con từ đủ 7 tuổi trở lên có quyền bày tỏ nguyện vọng của mình về việc mình muốn sống với ai. Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con một cách nghiêm túc khi đưa ra quyết định về quyền nuôi con.
- Tòa án sẽ xem xét điều kiện kinh tế, xã hội của cha mẹ để đảm bảo con được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất. Cha mẹ có điều kiện kinh tế tốt hơn, môi trường sống tốt hơn sẽ có nhiều khả năng được giao con hơn.
- Tòa án sẽ xem xét khả năng chăm sóc, giáo dục con của cha mẹ để đảm bảo con được phát triển toàn diện. Cha mẹ có khả năng chăm sóc, giáo dục con tốt hơn sẽ có nhiều khả năng được giao con hơn.
Trong trường hợp người yêu cầu ly hôn vắng mặt tại phiên tòa, Tòa án vẫn sẽ xem xét các yếu tố trên để đưa ra quyết định về quyền nuôi con. Tuy nhiên, người yêu cầu ly hôn vắng mặt sẽ có ít cơ hội để trình bày ý kiến và nguyện vọng của mình hơn so với người có mặt tại phiên tòa.