[Mới] Thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn chi tiết
Sau khi ly hôn, mẹ thường là người nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Từ đó, cần chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn để hợp nhất hóa chứng từ cho trẻ. Vậy thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ.
Mục lục
1. Tại sao cần chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn?
Việc làm thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả mẹ và con, cụ thể:
- Để con thuận tiện hưởng các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế và các chế độ xã hội khác tại địa phương nơi mẹ cư trú. Từ đó giúp việc học tập, hoạt động và sinh hoạt của con diễn ra thuận lợi hơn.
- Góp phần tạo dựng một môi trường sống ổn định và an toàn để con phát triển toàn diện.
- Đảm bảo quyền lợi của con về mặt hộ tịch, thừa kế và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Con có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính, xin cấp giấy tờ tùy thân và tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương sau khi trưởng thành.
- …
2. Trình tự thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn
Để chuẩn bị thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn thì người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:
- Sổ hộ khẩu;
- Mẫu đơn thông báo thay đổi hộ khẩu và nhân khẩu;
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên thì mẹ cần nộp các giấy tờ chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau:
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, khi thực hiện trình tự thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn thì mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và có giấy tờ đồng ý cho nhập khẩu vào sổ hộ khẩu đến từ chủ hộ (bố, mẹ đẻ của bạn). Và cần có sự đồng ý của cả nơi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu giống như tách khẩu.
Xem thêm: Thủ tục chuyển hộ khẩu theo chồng sẽ như thế nào?
3. Nên làm gì khi chồng gây khó khăn khi chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn?
Nếu chồng bạn vẫn cố tình gây khó khăn, không chuyển khẩu cho con bạn thì bạn có thể khiếu nại theo quy định theo tại Điều 39 Luật cư trú như sau:
1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Do đó, nếu chồng gây khó khăn trong việc chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ sau ly hôn thì người mẹ có thể áp dụng quyền khiếu nại để tố cáo người chồng. Theo quy định thì người chồng cố ý gây khó khăn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gây thiệt hại và bồi thường theo quy định của pháp luật.