Nguyên nhân ly hôn hợp pháp
Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hai vợ chồng quyết định ly hôn nhau như: thường xuyên cãi vã, ngoại tình, thiếu trách nhiệm…. Tuy nhiên đâu là nguyên nhân hợp pháp được pháp luật quy định. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân ly hôn hợp pháp.
Mục lục
1. Nguyên nhân ly hôn theo quy định của pháp luật
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì những căn cứ ly hôn bao gồm:
1.1. Ly hôn thuận tình
Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về các điều kiện để ly hôn thuận tình cụ thể như sau:
- Hai vợ chồng thực sự tự nguyện ly hôn;
- Đã thỏa thuận được về vấn đề con chung và tài sản chung;
- Việc thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
1.2. Ly hôn đơn phương
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các căn cứ để một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương như sau:
- Vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
- Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo như quy định của pháp luật, đối với ly hôn thuận tình thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết của hai bên vợ và chồng. Tuy nhiên Tòa án vẫn sẽ hỏi nguyên nhân ly hôn và vợ, chồng vẫn phải trình bày lý do để Tòa làm căn cứ tránh trường hợp kết hôn gian dối.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải chứng minh được những lý do luật định để được ly hôn được thuận lợi. Thực tế khi những nguyên nhân chia tay trên xuất hiện, tức cuộc hôn nhân của bạn khó mà có thể gìn giữ.
2. Thủ tục ly hôn nhanh nhất
2.1 Thủ tục ly hôn thuận tình
Ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thụ lý đơn. Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.
Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.
2.2. Thủ tục ly hôn đơn phương
Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn. Vợ hoặc chồng – người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về lý do ly hôn đơn phương cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền như đã nêu trên.
Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
Sau khi giải quyết quan hệ hôn nhân, Tòa án sẽ giải quyết quan hệ tài sản, con chung, con riêng và vấn đề nợ chung.
Tòa án căn cứ theo quy định pháp luật là tình trạng cụ thể của từng cặp vợ chồng để ra phán quyết phù hợp.
Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;
– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.