Những vấn đề cần quan tâm về thủ tục ly thân
Luật Hôn nhân Gia đình 2014 và các văn bản pháp luật hiện hành khác chưa có một quy định nào quy định về ly thân. Tuy nhiên, trong thực tế, việc ly thân giữa các cặp vợ chồng là một hiện tượng khá phổ biến. Vậy các bạn đã biết rõ thủ tục ly thân cần những gì chưa?
Ly hôn có cần thiết phải dắt nhau ra tòa
Ly thân có nên báo cáo với tòa án
Quy trình hòa giải ly hôn
Pháp luật không quy định thế nào là ly thân, tuy nhiên được hiểu theo nghĩa thông thường là việc vợ chồng không còn sống chung, ăn chung, sinh hoạt chung …Mục đích là nhằm giảm những căng thẳng giữa hai vợ chồng, tạo không gian và thời gian để cả hai người suy nghĩ, nó cũng là cơ hội để thử thách tình yêu và sự trách nhiệm giữa hai vợ chồng.
Hiện nay chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận nên thủ tục ly thân cũng chưa có, do đó việc ly thân là sự tự nguyện của hai vợ chồng, pháp luật không quy định về vấn đề này. Ly thân khác hoàn toàn với ly hôn, bởi lẽ nếu ly hôn thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt, mặt khác các quan hệ tài sản, con cái, nợ chung cũng sẽ được giải quyết khi hai vợ chồng quyết định ly hôn. Tuy nhiên, khi hai vợ chồng ly thân thì các quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản….vẫn được giữ nguyên, chỉ khác là người vợ người chồng không sống và sinh hoạt cùng nhau nữa.
Có thể nói ly thân là giải pháp cần thiết để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ, nhìn lại khiếm khuyết của nhau trước khi quyết định ly hôn. Trong trường hợp, sau một khoảng thời gian ly thân, hai vợ chồng không thể trở về sống chung với nhau nữa mà quyết định ly hôn thì khi đó tòa án sẽ xem xét đến việc ly thân của hai vợ chồng để xem xét cuộc hôn nhân đó có rơi vào tình trạng trầm trọng hay không, có thể hàn gắn được nữa không và có cần tạo khoảng thời gian thêm nữa để hai vợ chồng suy nghĩ lại hay không?
Như vậy, đối với vấn đề ly thân, pháp luật chưa có văn bản nào quy định, do đó, thủ tục ly thân hiện nay cũng chưa có.