Quy định và thủ tục viết mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình
Trong quá trình ly hôn thì các cặp đôi có thể gặp rất nhiều vướng mắc và cần quay đổi quyết định ly hôn thuận tình. Lúc này cần viết mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình thường theo hướng có lợi để vợ chồng hàn gắn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thủ tục và quy trình viết mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình chi tiết nhất nhé!
Mục lục
1. Tại sao cần viết mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình?
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự thỏa thuận và quyết định giữa vợ chồng trong quá trình ly hôn. Tuy nhiên các bên không được làm trái với quy định của pháp luật. Sau khi đã quyết định nộp đơn xin ly hôn thuận tình nhưng vì một vài lý do nào đó thì người viết đơn có thể làm mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình. Việc viết mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình mang đến nhiều lợi ích như:
- Mẫu đơn là văn bản chính thức thể hiện mong muốn hủy bỏ yêu cầu ly hôn đã nộp trước đó của vợ chồng. Nhờ vậy, Tòa án có căn cứ để xem xét và giải quyết yêu cầu một cách rõ ràng, minh bạch.
- Viết mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình minh chứng cho quyết định hủy bỏ ly hôn xuất phát từ sự tự nguyện, thỏa thuận chung của cả hai bên vợ chồng. Điều này giúp tránh những tranh chấp hoặc khiếu nại sau này.
- Việc viết đơn xin rút đơn có thể tạo cơ hội cho vợ chồng có thêm thời gian suy nghĩ lại, giải quyết mâu thuẫn và hàn gắn mối quan hệ. Đây là hướng giải quyết tích cực, hướng đến duy trì hạnh phúc gia đình.
- Mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả hai vợ chồng, đảm bảo rằng họ không bị ràng buộc bởi quyết định ly hôn trước đó khi thay đổi ý kiến. Đồng thời, việc hủy bỏ ly hôn thuận lợi cho việc điều chỉnh các thỏa thuận về tài sản, con cái (nếu có) một cách hợp lý.
2. Quy định công nhận làm mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong những vụ án ly hôn như sau:
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
….
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong những vụ án ly hôn như sau:
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, trong những vụ án ly hôn thì cá nhân được quyền làm mẫu đơn xin rút đơn ly hôn. Tuy nhiên, thời điểm rút sẽ tuân theo 2 giai đoạn như sau:
- Trước khi Tòa án thụ lý: Rút lại đơn xin ly hôn bất cứ thời điểm nào (thường sẽ có khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn).
- Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn: Trước khi mở phiên tòa thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn khi vợ chồng đã làm mẫu đơn xin rút đơn ly hôn. Còn trong phiên tòa xét xử thì hội đồng sẽ là người ra quyết định với toàn bộ khi vợ chồng tự nguyện làm mẫu đơn xin rút đơn ly hôn.
Xem thêm: Hướng dẫn ly hôn chi tiết từ A – Z | Cập nhật mới nhất 2023
3. Thủ tục xin rút đơn ly hôn thuận tình được thực hiện như thế nào?
Sau khi chuẩn bị mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình thì người làm đơn cần thực hiện thủ tục rút đơn ly hôn như sau:
- Bước 1: Viết đầy đủ thông tin vào mẫu đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình. Sau đó nộp hồ sơ cho Tòa án theo trường hợp trước khi thụ lý hoặc đã thụ lý.
- Bước 2: Căn cứ tại điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự sau khi nhận đơn yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình của vợ, chồng thì Tòa án sẽ trả lại đơn xin ly hôn, cùng với tài liệu, chứng cứ kèm theo.