Tài liệu cần chuẩn bị trước khi ly hôn
Ly hôn là sự lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng trở nên trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Đây là một kết thúc không ai mong muốn trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào, tuy nhiên đó có thể nói là cách giải thoát cho cả hai. Vậy để tiến hành ly hôn bạn cần chuẩn bị gì trước khi ly hôn.
Mục lục
1. Tài liệu cần chuẩn bị trước khi ly hôn
Tài liệu cần chuẩn bị trước khi ly hôn là tổng hợp các giấy tờ chứng minh về quan hệ hôn nhân, quan hệ nhân thân, giấy tờ tùy thân nộp kèm theo đơn ly hôn cho Tòa án yêu cầu giải quyết việc ly hôn.
Theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình thì ly hôn được chia thành ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Vì vậy ly hôn thuận tình sẽ có hồ sơ riêng và ly hôn đơn phương sẽ có hồ sơ như một vụ án khởi kiện dân sự.
Trước khi ly hôn người yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn hợp lệ và hợp pháp để tránh trường hợp nếu hồ sơ có thiếu sót hoặc sai thì tòa sẽ trả lại hồ sơ hoặc bổ sung hồ sơ sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 gồm có:
- Đơn xin ly hôn đơn phương;
- CMND, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng;
- Giấy đăng ký kết hôn bản chính;
- Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực;
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
Bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương từ 4 đến 6 tháng.
Hồ sơ xin ly hôn thuận tình theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 gồm có:
- Đơn xin ly hôn thuận tình;
- CMND, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng;
- Giấy đăng ký kết hôn bản chính;
- Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực;
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
Bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình từ 1 đến 2 tháng.
Trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt cần phải tuân thủ những quy định sau:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Để giải quyết yêu cầu ly hôn, nguyên đơn hoặc bị đơn phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu không có đơn thì phải hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Một trong hai vợ chồng vắng mặt nếu có lý do chính đáng hoặc vì sự kiện bất khả kháng thì có thể hoãn phiên tòa; Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn giải quyết. Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Nguyên đơn vắng mặt: Sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó;
- Bị đơn vắng mặt: Tòa vẫn tiến hành xét xử vắng mặt nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết với yêu cầu phản tố của bị đơn.
Như vậy, nếu đương sự muốn vắng mặt khi giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương thì cần bổ sung đơn đề nghị xét xử vắng mặt để Tòa án có căn cứ giải quyết.
2. Điều kiện để được yêu cầu ly hôn
Có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Do đó, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều kiện để ly hôn thuận tình
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn.
– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Điều kiện để ly hôn đơn phương
– Kết hôn mà không có con: Lúc này mục đích hôn nhân không đạt được, việc duy trì nòi giống không thể thực hiện thì Tòa án đồng ý cho phép đơn phương ly hôn.
– Tình trạng hôn nhân trầm trọng: Ví dụ như đối phương ngoại tình hoặc cả hai đã ly thân trong thời gian dài mà không thể hàn gắn.
– Việc sống chung sẽ gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho đối phương hoặc con cái như bạo lực gia đình, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy.
– Đối phương bị Tòa tuyên bố mất tích.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết có thể từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.