Thuận tình ly hôn hoà giải mấy lần?
Thuận tình ly hôn là trường hợp có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng trong việc ly hôn. Vậy thuận tình ly hôn có cần hoà giải hay không? Thuận tình ly hôn hoà giải mấy lần? Chúng tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn trong bài viết dưới đây?
Mục lục
1. Thuận tình ly hôn hoà giải mấy lần?
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Vấn đề hoà giải trong ly hôn nhằm mục đích là để hai vợ chồng đoàn tụ. Nếu hòa giải thành công, tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành công, sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nếu hòa giải không thành và bên bị đơn cũng đồng ý ly hôn thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Sau đó, tòa án sẽ tiến hành hòa giải các quan hệ khác có liên quan như: Con cái, tài sản, cấp dưỡng,…
Toà án không có quy định thuận tình ly hôn hoà giải mấy lần. Trước khi nộp đơn ly hôn, sẽ tiến hành buổi hoà giải cơ sở. Sau đó nếu hoà giải cơ sở thất bại, khi đã nộp đơn, tuỳ vào từng trường hợp Toà án sẽ hoà giải 1-3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử.
Điều 52 Luật Hôn nhân gia đình có quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”. Việc hoà giải tại cơ sở không phải là một thủ tục bắt buộc. Toà án sẽ không có quyền từ chối đơn ly hôn khi chưa hoà giải cơ sở.
Nếu hoà giải cơ sở là thủ tục không bắt buộc thì hoà giải tại Toà lại là thủ tục bắt buộc. Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Cũng có những trường hợp không hoà giải được theo quy định của pháp luật.
Bỏ qua thủ tục hoà giải này thì dù đã có quyết định, bản án thì cũng bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và là căn cứ để kháng cáo, kháng nghị.
Nếu lần thứ nhất triệu tập hoà giải mà một trong hai bên vắng mặt hoặc các bên có mặt đầy đủ tuy nhiên không hòa giải được thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải tiếp lần hai.
Lần hoà giải thứ hai nếu một trong hai bên vắng mặt hoặc các bên có mặt đầy đủ tuy nhiên không hòa giải được thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải tiếp lần ba.
Nếu tại phiên hoà giải thứ ba mà sự việc trên vẫn tiếp tục diễn ra thì Toà án sẽ lập biên bản hoà giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thủ tục thuận tình ly hôn
– Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ và nộp tại Tòa án Nhân dân cấp huyện.
– Tiến hành nộp án phí và thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 3 ngày, sau khi đã nhận được hồ sơ yêu cầu ly hôn thuận tình, chánh án Tòa án sẽ phân công thẩm phán để giải quyết;
- Hồ sơ đủ điều kiện sẽ được thẩm phán thông báo để tiến hành nộp lệ phí. Thời gian nộp lệ phí không được quá 5 ngày kể từ khi nhận được thông báo;
- Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết các yêu cầu cần thiết để công nhận thuận tình ly hôn.
– Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn và mở phiên họp công khai để tiến hành giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của hai vợ chồng.
- Thời hạn chuẩn bị xét đơn của Tòa án sẽ trong khoảng 1 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian 1 tháng này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải giữa hai người theo quy định tại Điều 207, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Trong quá trình này, thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ.
– Ra quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn.
- Đối với trường hợp sau khi hòa giải mà vợ chồng đoàn tụ với nhau thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình.
- Đối với trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của hai người. Quan hệ hôn nhân của hai người sẽ chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn được công nhận.