Viết đơn ly hôn bằng tay Tòa án có chấp nhận hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu vợ chồng muốn ly hôn phải làm đơn ly hôn, bất kể là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc viết đơn ly hôn bằng tay có được Tòa án chấp nhận hay không? Bài viết hôm nay hãy cùng Luật sư hôn nhân gia đình tìm hiểu vấn đề này.
Mục lục
1. Viết đơn ly hôn bằng tay Tòa án có chấp nhận hay không?
Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân. Thủ tục ly hôn được quy định chặt chẽ các chế định của Luật hôn nhân gia đình và Bộ luật tố tụng dân sự.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc mua đơn ly hôn tại đâu, cũng không có quy định nơi bán mẫu đơn xin ly hôn. Do vậy, bạn có thể tìm mẫu đơn ly hôn ở bất kỳ đâu miễn nó đáp ứng đủ nội dung quy định của pháp luật mà thôi, cụ thể như sau:
- Mua đơn tại Tòa án: Mỗi Tòa sẽ có sự điều chỉnh về nội dung sao cho phù hợp nhất, miễn không thay đổi những nội dung cơ bản của đơn xin ly hôn đơn phương. Các mẫu đơn này sẽ được in ra bản cứng và bán tại các tòa án giải quyết vụ việc ly hôn của bạn và được đóng dấu của tòa án;
- Tải các mẫu đơn trên mạng: Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, bất cứ vấn đề gì đều được tìm thấy trên mạng xã hội. Vì vậy các mẫu đơn ly hôn cũng vậy. Tuy nhiên, bạn đọc cần phải biết không phải mẫu đơn nào cũng đáp ứng yêu cầu của Tòa án. Việc viết đơn sai và bị trả lại sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian;
- Viết đơn ly hôn bằng tay;
- Tìm đến các công ty luật để được tư vấn về mẫu đơn xin ly hôn nhanh nhất.
Chính vì lẽ đó, đơn ly hôn viết bằng tay hoàn toàn được Tòa án chấp nhận nếu nó đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên bạn cần lưu ý có một vài Tòa án bắt buộc bạn phải viết đơn theo mẫu in sẵn tại Tòa. Việc này giúp người ly hôn tránh được tình trạng thiếu sót những nội dung cơ bản khi viết đơn ly hôn bằng tay mà thôi chứ không có mục đích phủ nhận giá trị của đơn ly hôn viết tay.
2. Cách viết đơn ly hôn bằng tay
2.1. Cách viết đơn ly hôn thuận tình
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của hai bên vợ chồng;
- Về tình cảm: Thời gian kết hôn ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Nơi đăng ký kết hôn ghi UBND xã/phường nơi đăng ký kết hôn; Quá trình chung sống và nguyên nhân mâu thuẫn; Đã nỗ lực hàn gắn nhưng không thành công; Nêu quan điểm yêu cầu Toà án giải quyết;
- Đề nghị Tòa án: Công nhận thuận tình ly hôn và công nhận sự thỏa thuận;
- Về con chung: Số con chung; Họ và tên, ngày tháng năm sinh của con chung, người đang trực tiếp nuôi dưỡng và thỏa thuận nuôi con sau ly hôn;
- Không yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề tài sản hoặc trường hợp yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản ghi thông tin như sau: Có những tài sản chung gì, nguồn gốc do đâu mà có, ai là người đang quản lý những tài sản chung này, yêu cầu tòa công nhận việc chia tài sản chung.
1.2. Nội dung mẫu đơn ly hôn đơn phương
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Thông tin kết hôn: Thời gian, địa điểm kết hôn, lấy theo giấy đăng ký kết hôn;
- Thông tin về tình hình hiện tại: Hai bên đang sống chung hay ly thân? Ly thân bao lâu? Mâu thuẫn chính dẫn đến việc quyết định ly hôn? Đã nỗ lực hàn gắn hay chưa?
- Kết luận: Hai bên đồng ý thuận tình ly hôn, đề nghị Tòa công nhận việc thuận tình ly hôn;
- Nếu có con chung, hoặc con riêng thì ghi rõ tên con năm sinh, đề xuất nguyện vọng về quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con chung và con riêng;
- Nếu chưa có con thì ghi rõ là chưa có con chung và riêng;
- Đối với những tài sản cần Tòa phân chia thì cần ghi rõ ràng những thông tin pháp lý liên quan đến tài sản và thỏa thuận phân chia của hai bên nếu có;
- Nếu không có tài sản chung thì cần ghi rõ không có tài sản chung;
- Nếu hai bên có nợ chung cần tòa xác nhận về nghĩa vụ trả nợ, ghi cụ thể về khoản nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và thỏa thuận phân chia nghĩa vụ trả nợ;
- Nếu không có nợ chung ghi rõ không có nợ chung.
3. Điều kiện để được ly hôn
Điều kiện để ly hôn thuận tình
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn.
– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Điều kiện để ly hôn đơn phương
– Kết hôn mà không có con: Lúc này mục đích hôn nhân không đạt được, việc duy trì nòi giống không thể thực hiện thì Tòa án đồng ý cho phép đơn phương ly hôn.
– Tình trạng hôn nhân trầm trọng: Ví dụ như đối phương ngoại tình hoặc cả hai đã ly thân trong thời gian dài mà không thể hàn gắn.
– Việc sống chung sẽ gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho đối phương hoặc con cái như bạo lực gia đình, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy.
– Đối phương bị Tòa tuyên bố mất tích.