Phí ly hôn thuận tình là bao nhiêu?
Trong các vụ việc ly hôn, người ta thường quan tâm đến quyền nuôi con và việc phân chia tài sản. Tuy nhiên một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm đó chính là án phí bao nhiêu? Án phí ly hôn ai sẽ trả. Bài viết hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu phí ly hôn thuận tình là bao nhiêu?
Mục lục
1. Phí ly hôn thuận tình là bao nhiêu?
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí bao gồm: Án phí hình sự; án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các loại án phí này được chia thành án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự mới nhất năm 2015 quy định cụ thể:
“Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.
Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Theo đó, với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định như sau:
- Không có giá ngạch: 300.000 đồng;
- Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị tài sản thì thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.
2. Án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu?
Từ ngày 1/1/2017, mức án phí khi ly hôn đã có sự điều chỉnh theo Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH-14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo đó, mức án phí đối với ly hôn đơn phương không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng, đối với trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản thì mức án phí sẽ được tính theo giá ngạch.
Nếu có phân chia tài sản khi ly hôn thì án phí và tạm ứng án phí như sau:
- Từ 06 triệu đồng trở xuống án phí là 300.000 đồng;
- Từ trên 06 – 400 triệu đồng án phí là 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng;
- Từ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng thì án phí là 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng;
- Từ trên 02 – 04 tỷ đồng thì án phí là 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng;
- Từ trên 04 tỷ đồng án phí là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.
Mức tạm ứng sẽ là Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, hay những vụ ly hôn không chia tài sản thì mức án phí bằng mức tạm ứng án phí là 300.000 đồng.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên mức án phí ly hôn trong trường hợp:
– Vợ chồng không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;
– Có tranh chấp về tài sản thì mức án phí sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình được xác định như sau:
- Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu đơn phương ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí bằng mức án phí dân sự sơ thẩm;
- Trường hợp cả vợ và chồng cùng có yêu cầu thuận tình ly hôn thì vợ chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tạm ứng lệ phí bằng mức án phí trong đó có thể thỏa thuận ai là người phải nộp trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp. Nếu không thỏa thuận được thì mỗi người sẽ phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí theo quy định;
- Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng;
- Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì họ phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần họ yêu cầu chia trong giá trị tài sản.