Mẫu giấy ủy quyền nuôi con theo quy định mới nhất hiện nay
Trong cuộc sống hôn nhân, đôi khi cha mẹ bận rộn, đi công tác thường xuyên nên không có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Lúc này, cha mẹ thường làm mẫu giấy ủy quyền nuôi con để cho ông bà, người giám hộ bảo vệ, quyết định mọi quyền lợi của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chi tiết về mẫu giấy ủy quyền nuôi con theo quy định mới nhất mà bạn nên tham khảo!
Mục lục
1. Giấy ủy quyền nuôi con là gì?
Việc viết giấy ủy quyền nuôi con là một hành động quan trọng trong việc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên liên quan đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc con. Giấy ủy quyền nuôi con giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người được ủy quyền (người nhận ủy quyền) và người ủy quyền (người trao quyền). Nó tạo ra một cơ sở pháp lý để quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên đối với việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, theo Bộ luật Dân sự 2015 thì mẫu giấy ủy quyền nuôi con còn có thể hiểu là việc cha mẹ đưa trẻ cho phép người khác thực hiện quyền của mình đối với con cái một cách hợp pháp để đưa ra các quyết định về bảo vệ lợi ích của con.
2. Mẫu giấy ủy quyền nuôi con theo quy định mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 20…, tại……… chúng tôi gồm:
Ông/Bà: ………………………. Sinh ngày: …………………….
CMND/CCCD số: ………………………..
Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ………………………..
Nơi đăng ký HKTT: ……………………………………..
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………
Ông/Bà: ………………………. Sinh ngày: …………………….
CMND/CCCD số: ………………………..
Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ………………………..
Nơi đăng ký HKTT: ……………………………………..
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………
Hai bên tự nguyện ký kết ủy quyền với nội dung sau:
Ông/bà …………… (có CMND/CCCD và địa chỉ thường trú nêu trên) được phép trực tiếp thay mặt và nhân danh tôi thực hiện các nội dung công việc dưới đây:
– Chăm nom, dưỡng dục, chăm lo chăm sóc cho con tôi trong khoảng thời gian tôi …………….
– Đại diện cho tôi thực hiện các nội dung công việc liên quan đến công việc học tập của cháu, chăm lo cho việc học tập, rèn luyện của cháu cũng như trực tiếp làm việc với Ban giám hiệu nhà trường;
– Đại diện cho tôi thực hiện các thủ tục pháp luật về hành chính để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu;
– Thù lao về việc ủy quyền: Không.
– Thời hạn ủy quyền: Kể từ ngày giấy ủy quyền này được xác lập cho đến khi tôi hoàn tất công việc cá nhân và quay về trực tiếp nuôi dưỡng cháu hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật về nội dung này.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật về mọi hành vi do ông/bà ………… nhân danh tôi để tiến hành thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
Giấy ủy quyền này được xác lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: … trang; … tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản./.
Bên ủy quyền
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xem thêm: Tư vấn chi tiết về việc ủy quyền nuôi con
3. Thủ tục ủy quyền nuôi con cần giấy tờ gì?
Có một vài trường hợp sẽ nhầm lẫn giữa mẫu giấy ủy quyền nuôi con và giấy nhận nuôi con. Bên cạnh đó, không ít trường hợp cha mẹ ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của con mình. Do đó, khi thực hiện ủy quyền nuôi con thì trong nội dung mẫu giấy cha mẹ cần nêu rõ ràng phạm vi ủy quyền, chi tiết, cụ thể. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các quyền trong phạm vi ủy quyền mà không được toàn quyền quyết định mọi vấn đề khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà cha mẹ sẽ thực hiện thủ tục ủy quyền khác nhau với phạm vi ủy quyền khác nhau. Dưới đây là thủ tục đi kèm mẫu giấy ủy quyền nuôi con mà cha mẹ có thể tham khảo:
- Giấy tờ của hai bên ủy quyền: CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cha, mẹ và người được ủy quyền; Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền và giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con của bên ủy quyền.
- Hồ sơ ủy quyền: Tùy theo từng trường hợp ủy quyền mà chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Ví dụ, để ủy quyền quản lý tài sản cho con khi cha mẹ đi vắng cần phải có giấy tờ tài sản như sổ đỏ, sổ hồng, sổ tiết kiệm… Nếu ủy quyền thay mặt cha mẹ trong trường hợp con cái thì trong những vụ việc cần thiết thì cần có giấy mời hoặc giấy triệu tập.
- Hình thức thực hiện: Vì ủy quyền là thủ tục không cần công chứng, chứng thực nên hình thức thực hiện sẽ do 2 bên quyết định.