Tư vấn chi tiết về việc ủy quyền nuôi con
Trong thời buổi hiện nay, không phải khi nào người cha người mẹ cũng có thời gian, điều kiện để tiện chăm sóc và nuôi dạy con cái. Do đó, không ít các bậc phụ huynh lựa chọn gửi con cho ông bà, cha mẹ, người thân,… nuôi dưỡng con giùm họ. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về cách ủy quyền nuôi con, cách viết đơn ủy quyền người khác chăm sóc con. Mong rằng bài tư vấn dưới đây của chúng tôi sẽ hỗ trợ được cho các bạn.
Xem thêm:
>> Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ hoặc chồng khi ly hôn
>> Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?
>> Hướng dẫn phân chia tài sản chung của vợ chồng
Tư vấn chi tiết về việc ủy quyền nuôi con
Mục lục
Ủy quyền nuôi con được hiểu như thế nào cho đúng?
Do không có điều kiện để ở cạnh chăm sóc con nên bố mẹ thường đem con mình gửi cho ông bà, cha mẹ, người thân,… để chăm sóc, quan tâm chăm nom. Trong Luật hôn nhân và gia đình 2015 không có bất kỳ quy định nào liên quan tới việc ủy quyền cho người khác nuôi con nên ta có thể sử dụng Bộ luật dân sự 2015 để áp dụng, theo đó ủy quyền nuôi con được hiểu là sự thỏa thuận giữa người mẹ người bố (bên ủy quyền) với người khác (bên được ủy quyền), theo đó:
- Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc liên quan đến việc nuôi con nhân danh bên ủy quyền
- Bên ủy quyền sẽ chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận.
- Thời hạn ủy quyền nuôi con do các bên thỏa thuận với nhau, nếu không có thỏa thuận thì có hiệu lực 01 năm, kể từ ủy quyền.
Lưu ý: Việc bạn ủy quyền cho người khác nuôi con khi hai vợ chồng đã ly hôn cũng sẽ dẫn đến người chồng hoặc người vợ của bạn dễ dàng hơn trong việc đòi lại quyền nuôi con của từ bạn vì bạn không thể đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng con mà phải nhờ người khác chăm sóc giùm.
Đơn ủy quyền nuôi con cần thể hiện những nội dung nào?
Đơn ủy quyền nuôi con cần thể hiện những nội dung nào?
Đơn ủy quyền nuôi con thông thường gồm những nội dung như sau:
Về mặt hình thức: Có quốc ngữ tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Loại giấy tờ “Giấy ủy quyền + sự việc mà bạn muốn ủy quyền, cụ thể là nuôi con”
Về chủ thể: Sẽ bao gồm bên ủy quyền (người cha, người mẹ), bên được ủy quyền (ông bà, chú, bác, gì,…). Ghi rõ họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên hệ;…
Nội dung ủy quyền: Trình bày rõ ràng, chi tiết nội dung ủy quyền như nội dung thực hiện, phạm vi thực hiện, thời điểm có hiệu lực, thời điểm kết thúc, quyền và nghĩa vụ của các bên, khi nào được ủy quyền lại cho người khác,…
Lưu ý: Mặc dù giấy ủy quyền nuôi con không cần công chứng chứng thực, tuy nhiên nếu các bạn muốn đảm bảo thì có thể ra Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện chứng thực hoặc ra Văn phòng công chứng để công chứng giấy ủy quyền. Bên cạnh đó, khi nào giấy ủy quyền nuôi con thì các bạn nên làm đánh số thứ tự từng trang và làm thành ít nhất hai bản để mỗi bên giữ một bản
Nội dung tư vấn về ủy quyền nuôi con gồm những nội dung gì?
Dịch vụ tư vấn ly hôn ủy quyền nuôi con thông thường gồm những nội dung như:
- Tư vấn về cách thức ủy quyền nuôi con
- Tư vấn về các soạn thảo giấy ủy quyền nuôi con
- Thực hiện soạn thảo giấy ủy quyền cho người khác nuôi con khi được yêu cầu
- Tư vấn về những rủi ro khi ủy quyền cho người khác nuôi con khi người vợ và người chồng đã ly hôn với nhau