Giải đáp quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con chi tiết
Mục lục
1. Quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con
Một số người thường nhầm lẫn rằng trong trường hợp ly hôn có hai con, mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ tự động có quyền nuôi một đứa. Tuy nhiên, suy nghĩ này không đúng với thực tế pháp luật. Theo luật, quyền nuôi con sau khi ly hôn được quyết định bởi Tòa án dựa trên một số tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này bao gồm:
- Sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con.
- Ý chí và nguyện vọng của các con.
- Đặc biệt là việc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.
Cụ thể, Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rằng cả vợ và chồng có thể thỏa thuận về người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan đến con. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp và quyết định giao con cho một bên dựa trên lợi ích tốt nhất của con. Đối với trẻ em từ bảy tuổi trở lên, Tòa án cũng sẽ xem xét ý kiến của chúng.

Thêm vào đó, trẻ em dưới 36 tháng tuổi thường được giao cho mẹ nuôi trực tiếp. Trừ khi có bằng chứng rằng mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Trong những trường hợp này hai bên có thể có thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của trẻ hoặc Tòa án có thể ra quyết định giao con cho bên có đủ điều kiện nuôi con.
2. Quy định về thẩm quyền giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con
2.1. Thẩm quyền Tòa án cấp huyện
Trong trường hợp hai bên vợ chồng không đạt được thỏa thuận về việc nuôi dưỡng cả hai con sau ly hôn, vấn đề đó sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
2.2. Thẩm quyền Toàn án theo lãnh thổ
Trường hợp một bên yêu cầu ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Toàn án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Được quy định cụ thể tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
2.3. Thẩm quyền Tòa án cấp tỉnh
Trong trường hợp các vụ ly hôn, giành quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài như: một trong hai bên là người nước ngoài; một bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, kết hôn ở nước ngoài; hoặc có tài sản ở nước ngoài, thì hồ sơ ly hôn cũng cần được nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt khi cả hai bên là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với một quốc gia láng giềng và cùng sống ở khu vực biên giới đó thì vụ việc có thể được giải quyết tại Tòa án cấp huyện.
3. Những điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con
Khi xét quyền nuôi con trong trường hợp ly hôn, Tòa án sẽ đánh giá dựa trên nhiều điều kiện khác nhau để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Bao gồm:

- Điều kiện về mặt kinh tế: Tòa án sẽ xem xét khả năng tài chính của mỗi bên thông qua thu nhập hàng tháng, tiền tiết kiệm, và các khoản đầu tư. Mục đích là để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của trẻ như ăn uống, giải trí và giáo dục được đáp ứng đầy đủ.
- Điều kiện sức khỏe của cha mẹ: Người được giao quyền nuôi con cần có sức khỏe tốt để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách hiệu quả.
- Điều kiện môi trường sống: Môi trường sống phải thực sự phù hợp và lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất lẫn nhân cách của trẻ.
- Điều kiện về tinh thần và đạo đức của cha mẹ: Tòa án sẽ xem xét những vấn đề về đạo đức và tinh thần của cha mẹ. Nếu một trong hai bên có hành vi không phù hợp như sử dụng ngôn từ thô tục, bạo lực, lừa đảo, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và có thể làm tăng khả năng bên kia giành được quyền nuôi con.
- Điều kiện công việc và thời gian dành cho con: Trong trường hợp một bên bận rộn với công việc và thường xuyên phải tăng ca hoặc đi công tác. Tòa án có thể cân nhắc giao quyền nuôi con cho bên còn lại, ngay cả khi thu nhập của họ thấp hơn, miễn là họ có thời gian và điều kiện tốt hơn để chăm sóc trẻ.
- Các yếu tố khác: Ngoài ra, tòa án cũng sẽ xem xét tuổi của trẻ, ý kiến của trẻ nếu trẻ trên 7 tuổi và cách thức chăm sóc trẻ của các bên trong quá trình trước khi ly hôn để quyết định ai là người phù hợp nhất để nuôi dưỡng trẻ.
Trên đây là tổng hợp thông tin về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ với một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Họ sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con một cách hiệu quả.