Quyền đứng tên của vợ chồng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền đứng tên của vợ chồng, cụ thể ở đây là đất và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp chưa thống nhất giữa các quận huyện dẫn đến nhiều bất cập cần phải khắc phục.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân
Nghĩa vụ thanh toán nợ khi ly hôn thuộc về ai?
Lưu ý trong thủ tục đăng ký kết hôn
Mục lục
Quy định pháp luật về quyền đứng tên của vợ chồng
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 và Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về quyền đứng tên của vợ chồng như sau:
Quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Bên cạnh đó, theo Luật Hôn nhân gia đình, tài sản chung là những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nếu không có căn cứ chứng minh là tài sản riêng. Để chứng minh đây là tài sản riêng của vợ hoặc chồng cần phải có giấy cam kết là tài sản riêng, những giấy tờ chứng minh tài sản đó được hình thành từ nguồn tài sản riêng của một người, được thừa kế, tặng cho riêng hoặc theo thỏa thuận khi vợ chồng lựa chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Như vậy, quyền đứng tên của vợ chồng là trên giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ thông tin của cả vợ và chồng, trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận riêng chỉ ghi tên một người. Nếu trên giấy chứng nhận chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng thì được coi là tài sản riêng của người đứng tên nếu không có thỏa thuận khác.
Vấn đề phát sinh khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Thực tế cho thấy bên cạnh những quận thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai và Thông tư 23/2014/ TT-BTNMT, hiện nay còn một số quận tại TPHCM và nhiều tỉnh thành khác không áp dụng đúng theo những quy định về quyền đứng tên của vợ chồng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ ghi tên một người vợ hoặc chồng, mặc dù đó là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Vấn đề phát sinh về quyền đứng tên của vợ chồng là khi giấy chứng nhận này được sử dụng thực hiện các giao dịch khác, ví dụ như là thế chấp tại các ngân hàng thương mại Nhằm đảm bảo an toàn cho khoản vay, ngân hàng sẽ thẩm định kỹ tài sản thế chấp, xác định chính xác chủ sở hữu được đứng tên trên hợp đồng thế chấp, và thực hiện đơn đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Theo Điều 197 và 198 Bộ luật Dân sự 2005, chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền hoặc một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Vấn đề này gây khó khăn cho ngân hàng, vì có trường hợp chỉ một người đứng tên trên giấy chứng nhận nhưng tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và không có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng.
Bên cạnh đó, khi đăng ký giao dịch bảo đảm tại các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quan điểm tại các văn phòng lại không đồng nhất, một số nơi chỉ cho người có tên trên giấy chứng nhận đứng tên trên đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, một số nơi khác vẫn đồng ý cho vợ chồng đứng tên.
Tuy nhiên, khi giấy chứng nhận chỉ ghi tên vợ hoặc chồng mà các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lại đồng ý cho vợ chồng đứng tên, liệu hợp đồng thế chấp và đơn đăng ký giao dịch bảo đảm có phù hợp với quy định pháp luật? Bởi lẽ theo quy định nêu trên của Luật Đất đai và Thông tư 23, giấy chứng nhận chỉ đứng tên một mình vợ hoặc chồng mà không có thỏa thuận khác sẽ được coi đó là tài sản riêng.
Đồng thời, cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự, người đứng tên trên hợp đồng thế chấp, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm không thể là người vợ hoặc chồng còn lại khi tài sản thế chấp không thuộc sở hữu của họ. Ngược lại khi người đứng tên trên hợp đồng thế chấp và đơn đăng ký chỉ là người đứng tên trên giấy chứng nhận, sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho người còn lại và không phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, bởi trường hợp này thực tế là tài sản chung của vợ chồng, với cách làm này vô hình trung chỉ thừa nhận quyền sở hữu của một người.
Để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đúng yêu cầu pháp luật về quyền đứng tên của vợ chồng, các ngân hàng và những chủ thể khác khi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sử dụng các tài sản khác liên quan đến đất thì các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cần áp dụng thống nhất quy định của pháp luật.