Con cái có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng tại Điều 59. Cụ thể, việc giải quyết tài sản chung do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án sẽ chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác.
Ngày nay, ly hôn có nhất thiết phải ra tòa?
Con dưới 3 tuổi có được ly hôn không?
Tài sản chung của vợ chồng
Vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn có tính đến các yếu tố sau: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng.
Do đó, nguyên tắc phân chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân sẽ được chia cho vợ chồng. Con cái không được phân chia tài sản đó khi bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên, nếu vợ chồng có thỏa thuận sẽ cho toàn bộ hoặc một phần khối tài sản đó cho con thì con có quyền được hưởng dựa trên cơ sở hợp đồng tặng cho tài sản. Việc tặng cho tài sản này phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết mà không có di chúc, phần di sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo đó, con cái sẽ được quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế theo pháp luật khi một trong hai bên chết mà không có di chúc.