Cha mẹ ly hôn con theo ai?
Con cái là vấn đề thường xảy ra tranh chấp và có nhiều hệ lụy về nhau nhất khi ly hôn. Tranh giành nhau quyền nuôi con, ai có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con, con có quyền được lựa chọn người sống chung sau khi bố mẹ ly hôn không? Vấn đề xoay quanh cha mẹ ly hôn con theo ai? Đây là vấn đề nhiều người đang cần được giải đáp.
Mục lục
1. Các trường hợp ly hôn theo quy định
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì ly hôn được chia thành hai loại như sau:
1.1. Trường hợp thuận tình ly hôn
Đây là trường hợp cả hai bên vợ chồng cùng thỏa thuận, đồng ý ly hôn và cùng nhau ký vào đơn yêu cầu ly hôn.
Trong trường hợp này nếu cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận được vấn đề con cái (cha mẹ ly hôn con theo ai, nuôi dưỡng, giáo dục con cái như thế nào?) và các quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con trong thỏa thuận đó đảm bảo đúng quy định thì tòa án ra quyết định công nhận hai vợ chồng thuận tình ly hôn với thỏa thuận về việc con cái cùng được ghi nhận trong quyết định.
Nếu trong trường hợp này thỏa thuận của hai vợ chồng về vấn đề con cái làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì tòa án chỉ công nhận vấn đề ly hôn của hai vợ chồng, còn thỏa thuận về việc con cái sẽ không được ghi nhận.
1.2. Trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên vợ hoặc chồng
Đây là trường hợp một bên yêu cầu ly hôn mà không nhận được sự đồng ý của bên còn lại. Trong trường hợp này tòa án phải căn cứ trên nhiều điều kiện khác nhau để quyết định cha mẹ ly hôn con theo ai.
2. Con cái có quyền được quyết định khi tòa án hỏi cha mẹ ly hôn con theo ai?
Con cái có quyền quyết định người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên (Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Đây là quy định về việc tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con về người nuôi dưỡng trước khi quyết định cha mẹ ly hôn con theo ai?
Trong trường hợp này, thông thường tòa án sẽ cho người con từ đủ 7 tuổi trở lên viết đơn trình bày nguyện vọng muốn được sống chung với ai khi cha mẹ ly hôn. Đơn trình bày sẽ phải có các nội dung sau: tên của đơn, nơi tiếp nhận đơn, họ và tên đầy đủ của con, năm sinh của con (xác định số tuổi), địa chỉ con đang ở, họ và tên đầy đủ của cả cha và mẹ của con, trình bày việc hiện nay con đang sống ở đâu, với ai và nếu cha mẹ con ly hôn thì con mong muốn được sống với ai, cuối đơn có chữ ký đầy đủ của con.
3. Khi cha mẹ ly hôn thì con sẽ theo ai?
Pháp luật quy định việc quyết định người có quyền nuôi con sau ly hôn sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không thành thì tòa án sẽ quyết định người nuôi con. Khi tòa án xem xét ai là người có quyền nuôi con sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Đối với con dưới 36 tháng tuổi theo nguyên tắc chung về việc nuôi trẻ nhỏ này sẽ được giao cho người mẹ. Nếu người mẹ không đủ khả năng về nhận thức và không điều khiển được hành vi của mình có thể làm ảnh hưởng đến con khi đó người bố sẽ được trao quyền nuôi con.
- Trường hợp 2: đối với con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, tòa án sẽ xem xét các điều kiện của bố và mẹ bao gồm: điều kiện về kinh tế (có đủ khả năng lo cho con sinh hoạt hàng ngày, tiền học tập tốt nhất không?), điều kiện về chỗ ở (người nuôi dưỡng có chỗ ở tốt nhất cho con không?), thời gian chăm sóc nuôi dưỡng (người nuôi dưỡng trẻ đang phát triển phải có thời gian gần gũi chăm sóc con vì khi bố mẹ ly hôn con đang thiếu thốn về mặt tình cảm). Nếu ai có điều kiện tốt hơn sẽ được quyền nuôi con.
- Trường hợp 3: đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con cùng các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng để quyết định ai là người có quyền nuôi con.
4. Vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
Cha hoặc mẹ không giành quyền nuôi con được sau khi ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Mức phải cấp dưỡng sẽ do cha hoặc mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng thỏa thuận với người trực tiếp nuôi con, việc thỏa thuận phải dựa trên các yếu tố sau:
- Mức thu nhập hàng tháng của người phải cấp dưỡng (số liệu này sẽ do người phải cấp dưỡng cung cấp và các giấy tờ chứng minh thu nhập);
- Khả năng người phải cấp dưỡng có thể cấp dưỡng cho con mình bảo nhiêu trên thực tế (xem trên thực tế người phải cấp dưỡng phải chi phí hết bao nhiêu cho cuộc sống, cuộc sống hàng ngày đã đảm bảo);
- Nhu cầu sử dụng mức cấp dưỡng bao nhiêu của người con được cấp dưỡng (tiền ăn một tháng hết bao nhiêu? chi phí đi học hết bao nhiêu? có bệnh tật mất thêm chi phí gì không?).
Sau khi thỏa thuận mức cấp dưỡng này, hai bên vợ chồng cần cho nội dung vào bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án để làm căn cứ yêu cầu bên có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đúng theo quy định của luật thi hành án dân sự.
5. Xử lý vi phạm về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
Với vấn đề vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng, tùy theo mức độ vi phạm mà người phải cấp dưỡng sẽ bị xử phạt ở các mức độ khác nhau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính (bố hoặc mẹ từ chối không cấp dưỡng hoặc có nhận cấp dưỡng nhưng hàng tháng trốn tránh không thực hiện cấp dưỡng) sẽ bị xử phạt mức tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định.
Đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về nghĩa vụ cấp dưỡng mà vẫn không thực hiện làm cho người con được cấp dưỡng bị lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe (không cấp dưỡng để chữa bệnh cho con) thì sẽ bị xử lý theo quy định về tội phạm hình sự có thể bị phạt tù với khung hình phạt 2 năm.