Chia tài sản cho con cái trong thời kỳ hôn nhân
Khi cuộc sống hôn nhân còn êm đẹp, đầm ấm thì không ai trong mối quan hệ này nghĩ rằng có một ngày tan vỡ. Việc chia tài sản cho con từ lúc bố mẹ còn sống chung với nhau là không hiếm gặp.
Đánh bạc trái phép là hành vi vi phạm pháp luật
Tìm hiểu về tài sản chung của LGBT trong quá trình sống chung
Vấn đề hòa giải ly hôn ở cơ sở
Tuy nhiên, việc chia tài sản cho con trong thời kỳ hôn nhân có phải xem xét những yếu tố gì? Sau này ly hôn liệu có tranh chấp không? Giả sử trường hợp sau: Trước khi hai vợ chồng ly hôn, người bố có làm giấy cho con gái một mảnh đất mang tên chính người bố. Sau khi vợ chồng ly hôn, tòa phán xét mảnh đất đó là tài sản chung của vợ chồng chưa phân chia. Vậy trường hợp này có những vấn đề pháp lý nào cần phải làm rõ? Mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng hay của mình người bố? Việc đăng ký tài sản chung của vợ chồng thực hiện như thế nào? Phân chia tài sản sau ly hôn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Mục lục
Việc đăng ký tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.
Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.
Để chắc chắn người bố có được quyền chia tài sản cho con gái mảnh đất đó hay không cần phải xem xét:
Một là: Mảnh đất đứng tên cho con gái là tài sản mà người bố có được trước khi kết hôn do được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, nhận thế chấp hoặc quyền sử dụng đất mà anh được nhà nước giao, được cho thuê thì mảnh đất đó là tài sản riêng của người bố. Lúc đó người bố hoàn toàn được quyền quyết định về chuyển giao quyền sở hữu cho con gái.
Hai là: Nếu mảnh đất đó mà hai vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, nếu có tranh chấp là tài sản riêng của người chồng thì phải chứng minh được tài sản này do người chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng của anh. Trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng, thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với mảnh đất trên là tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản sau ly hôn được thực hiện theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn theo đó, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng, trong đó có quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở khi ly hôn thực hiện theo nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến các yếu tố khác như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp của hai bên vợ chồng,…