Chồng đợi vợ sinh con xong ly hôn
Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Pháp luật hình sự thì có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài cho phụ nữ đang mai thai. Tương tự đó, pháp luật hôn nhân gia đình cũng có những quy định để bảo vệ người phụ nữ trong trường hợp ly hôn đơn phương. Cùng chúng tôi tìm hiểu quy định pháp lý cho câu hỏi: Chồng có được quyền đợi vợ sinh con xong ly hôn không?
Mục lục
1. Chồng có được quyền đợi vợ sinh con xong ly hôn không?
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, khi tình trạng cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn thì hai bên hoặc bạn có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.”
Theo quy định của pháp luật thì khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng thì người chồng không được đơn phương ly hôn.
Theo quy định này, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được yêu cầu ly hôn. Đồng nghĩa, pháp luật giới hạn quyền ly hôn của người chồng khi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, nếu muốn ly hôn thì người chồng cần phải chờ khi con từ đủ 12 tháng tuổi trở lên thì được yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, để được giải quyết yêu cầu ly hôn thì cũng cần phải có các chứng cứ để chứng minh cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, càng ngày càng trở lên trầm trọng.
Pháp luật có quy định như vậy để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Vì vậy nếu cũng trong trường hợp này nhưng người vợ đơn phương ly hôn thì Tòa án vẫn chấp nhận nếu có lý do đúng luật. Hoặc trường hợp thuận tình ly hôn khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng vẫn được Tòa án chấp nhận.
2. Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên quyền nuôi con thuộc về mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không có điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con thuộc về người cha.
Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì quyền nuôi con của cha và mẹ ngang bằng nhau. Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào các điều kiện: Vật chất như điều kiện kinh tế, gia sản, thu nhập, tài sản, chỗ ở,…; Tinh thần như thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con tình cảm trước giờ với con như thế nào? thời gian vui chơi với con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức,…
Con trên 7 tuổi thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của trẻ và ghi nhận bằng văn bản.
Trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:
– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ;
- Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ;
- Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ;
– Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
– Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.