Có quyền yêu cầu ly hôn khi con dưới 1 tuổi không? Con ở với ai?
Khi không đạt được mục đích của hôn nhân thì các cặp vợ chồng thường nghĩ ngay đến việc ly hôn. Nhất là khi có con chung thì càng phức tạp hơn. Vậy trường hợp ly hôn khi con dưới 1 tuổi thì ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết? Ai sẽ có quyền nuôi con và thủ tục như thế nào? Toàn bộ thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi con dưới 1 tuổi không?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn khi con dưới 1 tuổi được quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ 2014). Cụ thể là Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Có thể thấy pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp con dưới 1 tuổi. Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người mẹ, sự phát triển đầy đủ của người con khi còn quá nhỏ. Với quy định như vậy, người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, Tòa án cũng thụ lý đơn nếu hai vợ chồng đạt được thỏa thuận để thuận tình ly hôn.
Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn đơn phương
2. Thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi chi tiết
Thủ tục ly hôn thực hiện theo hai hình thức là người vợ có thể thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi. Gồm các bước cơ bản dưới đây:
2.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Những giấy tờ, tài liệu quan trọng để thực hiện thủ tục ly hôn trong trường hợp này gồm:
- Đơn xin ly hôn thuận tình hoặc không thuận tình;
- CCCD/CMND của hai vợ chồng (bản sao phải có chứng thực);
- Về giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc). Nếu không có thì liên hệ cơ quan có thẩm quyền cấp bản trích lục giấy chứng nhận;
- Giấy khai sinh của con (bản sao phải có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu (bản sao phải có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng nếu có tranh chấp về tài sản chung và riêng.
2.2. Bước 2: Nộp hồ sơ
Để tránh mất thời gian thì chủ thể ly hôn cần xác định chính xác Tòa án có thẩm quyền. Bạn có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Thuận tình ly hôn: Vợ chồng thỏa thuận rồi nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng.
- Đơn phương ly hôn: Vợ gửi đơn đến Tòa án nơi chồng đang sinh sống, làm việc hoặc ngược lại.
2.3. Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ và giải quyết
Tòa án sẽ xem xét hồ sơ, giấy tờ và chứng cứ kèm theo. Tòa án sẽ ra thông báo thụ ký hoặc không. Nếu đơn ly hôn của bạn bị từ chối, Tòa án sẽ nêu lý do cụ thể.
2.4. Bước 4: Tòa án sẽ ra bản án/quyết định
Khi kết thúc quá trình giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
3. Ly hôn khi con dưới 1 tuổi thì con ở với ai?
Tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha mẹ có những thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của đứa trẻ.
Như vậy, người mẹ sẽ trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng phải đảm các điều kiện sau đây:
- Điều kiện vật chất: Đáp ứng đầy đủ điều kiện vật chất thì người mẹ mới chăm lo, mang lợi ích đầy đủ nhất cho con,…
- Điều kiện tinh thần: Mẹ phải đảm bảo môi trường để con phát triển toàn diện và tốt nhất. Hơn nữa phải có thời gian để chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Điều kiện sức khỏe: Người mẹ cần phải có sức khỏe ổn định, đảm bảo có thể trông nom và nuôi dưỡng con.
Trên đây là những thông tin liên quan đến trường hợp ly hôn khi con dưới 1 tuổi chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các kiến thức bổ ích.