Đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế dẫn đến việc xây dựng và gắn kết gia đình với người nước ngoài trở nên phổ biến hiện nay. Để đáp ứng được các thủ tục và điều kiện để kết hôn với người nước ngoài theo đúng Pháp luật không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng Luật sư Hôn nhân Gia đình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đối với người nước ngoài: Cần đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn theo pháp luật tại đất nước mà họ có quốc tịch. Trong trường hợp người nước ngoài là người song tịch hoặc đa quốc tịch thì họ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn của pháp luật cả các nước mà họ mang đang mang quốc tịch.
Đối với công dân Việt Nam: Cần đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;
Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 03 đời,…
Nếu người nước ngoài đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì các bên phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam cần những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu có dán ảnh 4×6 của cả nam và nữ.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ. Đối với một số trường hợp đặc biệt cần xuất trình thêm một số giấy tờ khác như:
- Bản án ly hôn hoặc Quyết định ly hôn nếu kết hôn từ lần thứ 2 trở lên;
- Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử của vợ/chồng trước trong trường hợp vợ/chồng trước đã mất
– Đối với công dân Việt Nam: xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Đối với người nước ngoài:
- Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;
- Phải hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài trước khi đem về Việt Nam;
- Đối với một số nước Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể thay bằng Giấy tuyên thệ độc thân hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (ví dụ như Mỹ).
– Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc các bênh tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình;
– Bản sao CMND/ thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với người Việt Nam ở trong nước;
– Hộ chiếu hoặc Giấy tờ tùy thân khác có giá trị thay thế như: Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam;
– Thẻ Thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú /tạm trú tại Việt Nam.
Chú ý: Đối với một số nước thủ tục xin Giấy chứng nhận độc thân (Giấy tuyên thệ độc thân) có thể thực hiện tại đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi người Việt Nam cư trú (Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn)
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ công chức tư pháp hộ tịch có trách nhiệm xác minh. Đối với một số trường hợp nghi ngờ kết hôn giả tạo thì cán bộ tư pháp sẽ sắp xếp buổi phỏng vấn dành cho hai bên nam, nữ.
Bước 3: Khi xác minh xong thông tin của hai bên nam, nữ, nếu thấy hai bên tự nguyện kết hôn thì cán bộ tư pháp ghi thông tin kết hôn vào sổ hộ tịch. Hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn trước mặt cán bộ tư pháp.
Bước 4: Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp giải quyết và ký, đóng dấu vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bước 5: Chủ tịch UBND trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý tương đương nhau.
4. Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Luật sư Hôn nhân gia đình cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm:
- Tư vấn về các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn hồ sơ và thủ tục hợp pháp hóa các giấy tờ nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam;
- Hướng dẫn Quý khách các bước đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đại diện nộp Hồ sơ xin đăng ký kết hôn với người nước ngoài cho khách hàng; - Theo dõi hồ sơ và trả lời của Quận, Huyện, Thị xã trực thuộc tỉnh. Thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận giấy Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp Quận, Huyện, Thị xã trực thuộc tỉnh.