Dịch vụ tư vấn quy trình ly hôn đơn phương năm 2022
Ly hôn đơn phương là thủ tục dân sự cần được thực hiện theo đúng trình tự tố tụng mà pháp luật quy định. Việc tham khảo dịch vụ tư vấn rất cần thiết để tránh những sai sót không đáng có, dẫn đến quá trình ly hôn đơn phương kéo dài, phức tạp, tốn thời gian và công sức của người thực hiện.
Mục lục
1. Quy trình ly hôn đơn phương
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đồng thời, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật này thì những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự).
Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Việc nộp đơn khởi kiện có thể tiến hành theo hai cách cơ bản sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Nộp gián tiếp thông qua đường bưu điện.
Quy trình ly hôn đơn phương như sau:
Thụ lý đơn ly hôn: Sau khi nhận được đơn từ vợ, chồng, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho người nộp đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm người nộp đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thủ tục hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử.
Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Vợ hoặc chồng có thể nộp đơn tại Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
2. Dịch vụ tư vấn quy trình ly hôn đơn phương
Theo khoản 1 Điều 53 Luật HNGĐ 2014, quy trình thụ lý khởi kiện vụ án đơn phương ly hôn thông thường theo thủ tục tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, bao gồm các giai đoạn sau:
- Nộp hồ sơ khởi kiện về việc khởi kiện ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kiểm tra xử lý đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Dịch vụ pháp lý về ly hôn đơn phương của chúng tôi bao gồm:
- Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn đơn phương;
- Tư vấn ly hôn đơn phương về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản;
- Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách tại các cấp tòa án;
- Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn đơn phương cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án.