Luật sư Hôn nhân và Gia đình

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Facebook Instagram Spotify Apple Podcasts Tiktok Youtube
lyhonnhanh.com

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Hotline 1900.599.995 Email [email protected]
Tòa án
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ ly hôn trọn gói
    • Tư vấn ly hôn đơn phương
    • Tư vấn ly hôn thuận tình
    • Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
    • Giải quyết tranh chấp tài sản sau
    • Làm giấy chứng nhận độc thân
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
    • Thủ tục ly hôn
    • Phân chia tài sản
    • Tranh chấp quyền nuôi con
    • Thừa kế và di chúc
    • Hôn nhân với người nước ngoài
    • Mẫu đơn, giấy tờ, hồ sơ
  • Liên hệ
Trang chủ » Khác » Điều kiện nhận nuôi con nuôi
Khác

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Khác Ly Hôn Nhanh  |  Thứ Năm, 23/04/2015

Câu hỏi: Cho em hỏi là em và ba mẹ sống ở Việt Nam. Bây giờ em tính sang Nga du học, ba em muốn dì em ở Nga nhận nuôi em. Dì em mới sang Nga được 1 năm, vẫn quốc tịch Việt Nam. Vậy có cần phải phải có sự đồng ý của mẹ em không ạ? Em năm nay đã 17 tuổi rồi ạ.
Trả lời: Theo quy định tại Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Liên bang Xô Viết được ký ngày 3 tháng 11 năm 1987, tại Khoản 1 Điều 28: “Đối với việc nuôi con nuôi sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi là công dân vào lúc nhận nuôi.” Trường hợp của bạn, người nhận nuôi là dì của bạn, là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam.
Như vậy, đối với câu của bạn, theo quy định tại Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì việc đồng ý cho con đi làm con nuôi phải được thể hiện như sau:
“Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi

  1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
  2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
  3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
  4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.”

Theo quy định trên việc đồng ý cho con đi làm con nuôi phải đáp ứng ba điều kiện nhận nuôi con nuôi sau:
– Thứ nhất, sự đồng ý của cha mẹ đẻ và bạn bằng văn bản.
– Thứ hai, cha mẹ của bạn phải được sự tư vấn từ phía UBND cấp xã nơi bạn thường trú về khả năng tiếp tục nuôi dạy trẻ em tại môi trường gia đình ruột thịt của trẻ em; Về các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, về các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con, quan hệ của những thành viên trong gia đình với trẻ em sau khi trẻ em được cho làm con nuôi.
– Thứ ba, điều kiện về sự tự nguyện, trung thực không vụ lợi về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.  Việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không có bất cứ sự đền bù hay thoả thuận vật chất nào. Sau khi trẻ em làm con nuôi thì sẽ phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Cha mẹ đẻ sẽ không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Về câu thứ hai của bạn, Điều 8 của Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

  1. Trẻ em dưới 16 tuổi
  2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  4. b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
  5. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
  6. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”

Căn cứ theo điềm b, khoản 2, Điều 8 thì bạn vẫn đủ điều kiện về độ tuổi để làm thủ tục làm con nuôi của dì ruột của bạn. Bạn và dì bạn đến ủy ban nhân cấp Tỉnh nơi bạn thường trú để làm thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài do dì bạn đang cư trú ở nước ngoài.
 

Nang niu heart Broken Heart

    Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc?

    Hãy để chúng tôi giúp bạn!
    — – —

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí Phan Law Vietnam
    Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí Phan Law Vietnam

    Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí Phan Law Vietnam dành cho những cặp vợ/chồng muốn hiểu rõ về các thủ tục ly hôn, tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con,…

    Tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói tại Phan Law Vietnam
    Tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói tại Phan Law Vietnam

    Tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói tại Phan Law Vietnam với chi phí tốt để tiết kiệm thời gian và nhanh chóng giải quyết vấn đề của bạn.

    Luật sư Phan Law Vietnam tư vấn ly hôn ở những nội dung nào?
    Luật sư Phan Law Vietnam tư vấn ly hôn ở những nội dung nào?

    Trong những năm gần đây, tình hình ly hôn tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, điều này khiến cho việc tư vấn ly hôn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

    Điều kiện để được công nhận ly hôn thuận tình là gì?
    Điều kiện để được công nhận ly hôn thuận tình là gì?

    Ly hôn thuận tình là quá trình chấm dứt hôn nhân khi vợ chồng khi đã đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, trách nhiệm cấp dưỡng và phân chia tài sản.

    Xem thêm →
    Từ khóa:
    điều kiện nhận con nuôi Phân chia tài sản chung Tài sản ly hôn
    Dịch vụ nổi bật
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Ls. Nguyễn Đức Hoàng

    lyhonnhanh.com

    Dịch vụ Hôn nhân & Gia đình hàng đầu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

    Đã thông báo Bộ Công Thương

    Danh mục

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Mẫu đơn
    • Hỏi – Đáp
    • Hôn nhân & gia đình
    • Đời sống
    • Liên hệ

    Bình luận mới nhất

    Sam Sam đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Bảo Bảo đã bình luận trong Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Lâm Linh đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Hải Đăng đã bình luận trong Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương

    Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, thì nhất định phải có luật sư ly hôn hỗ trợ, dù đó là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

    LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

    Đường dây nóng: 1900.599.995  |  Email: [email protected]

    Facebook Instagram Spotify Apple Podcasts Tiktok Youtube
    Luật sư Hôn nhân và Gia đình - Copyright © 2023
    Hotline Tư vấn miễn phí
    1900.599.995