Đơn phương ly hôn thì hòa giải tối đa bao nhiêu lần?
Hoạt động hòa giải tại Tòa án là một thủ tục tố tụng bắt buộc kể cả trong trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn bị xử lý như thế nào?
Làm thế nào để thực hiện ly hôn nhanh hơn?
Pháp luật không quy định cụ thể về số lần hòa giải trong việc giải quyết ly hôn mà căn cứ vào tính chất phức tạp của từng vụ án để giải quyết. Việc không giới hạn cụ thể số lần hòa giải như vậy giúp cho Tòa án có thể linh hoạt tổ chức các buổi hòa giải sao cho phù hợp với tính chất khác nhau của từng vụ việc.
Thông thường, trong trường hợp đơn phương ly hôn thì sẽ có tối đa là 03 lần hòa giải trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Ngoài ra, việc hòa giải còn phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các đương sự.
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
Trong trường hợp, bị đơn trong vụ án đơn phương ly hôn đã được Tòa án triệu tập lần hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được, Thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
Thủ tục hòa giải tại Tòa án được thực hiện như sau:
– Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình;
– Phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
– Nguyên đơn trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có).
– Bị đơn trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có) những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
Thư ký Tòa án lập biên bản về việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải vụ án đơn phương ly hôn. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.