[Giải đáp] Giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu?
Giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu là câu hỏi thắc mắc được rất nhiều khách hàng quan tâm và gửi tới Văn phòng Luật sư Ly hôn nhanh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn vắng mặt, giúp những người làm hồ sơ ly hôn thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn nhé!
Mục lục
1. Giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu?
Quá trình giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu? Ly hôn vắng mặt là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng, hủy bỏ trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hôn nhân. Trong trường hợp ly hôn vắng mặt thì vụ án giải quyết sẽ bị kéo giải và gặp nhiều khó khăn hơn.
Về bản chất, ly hôn vắng mặt (ly hôn đơn phương) là một vụ án dân sự, có sự vắng mặt của 01 bên sẽ thực hiện thủ tục của một vụ án dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp vắng mặt của nguyên đơn trong ly hôn đơn phương được Tòa án giải quyết theo sự điều chỉnh của Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Sau đó, Tòa án sẽ triệu tập lần thứ hai để xét xử. Nếu nguyên đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, đưa vụ án ra xét xử. Thông thường, thời gian giải quyết ly hôn vắng mặt thường dao động từ 06 – 08 tháng.
2. Những điều cần lưu ý để giải quyết ly hôn vắng mặt nhanh chóng
Ly hôn vắng mặt là hình thức ly hôn theo yêu cầu của một bên mà không phải ly hôn thuận tình. Do đó, việc thống nhất về các vấn đề tài sản, chấm dứt quan hệ hôn nhân, cấp dưỡng, nuôi con,… giải quyết rất khó khăn. Để quá trình ly hôn vắng mặt diễn ra nhanh chóng thì người gửi yêu cầu cần chú ý những điều sau:
– Phải có lý do và bằng chứng ly hôn cụ thể để Tòa án chấp nhận đơn ly hôn đơn phương:
- Cần nêu được lý do về một trong hai người vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng như ngoại tình, không yêu thương nhau,…
- Vợ chồng đã có thời gian ly thân, tình trạng hôn nhân rơi vào khủng hoảng, trầm trọng và không thể chung sống với nhau.
– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Người làm đơn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tránh việc sửa đổi, bổ sung mất thời gian. Một số giấy tờ hồ sơ bao gồm:
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của nguyên đơn và bị đơn.
- Giấy đăng ký kết hôn.
- Giấy khai sinh, hộ chiếu, sổ hộ khẩu của con.
- Hợp đồng mua bán nhà đất, sổ tiết kiệm, giấy tờ xe cộ,… (Nếu có).
- Đơn ly hôn vắng mặt. Nêu rõ lý do ly hôn, thỏa thuận về con cái và tài sản (nếu có).
- Quyết định công tác, giấy tờ chứng minh bạo lực gia đình,…
– Có mặt ở Tòa án khi được triệu tập theo khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Vắng mặt ở lần triệu tập thứ nhất, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Vắng mặt ở lần triệu tập thứ hai, Toà án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án vì coi như nguyên đơn từ bỏ yêu cầu khởi kiện.
– Yêu cầu Tòa án hòa giải: Nếu một bên đương sự không hòa giải: Việc Hòa giải sẽ giúp vụ án ly hôn đơn phương có thể rút ngắn hơn so với bình thường.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn vắng mặt vợ hoặc chồng tiến hành như thế nào?
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn vắng mặt ở đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, theo quy định của Pháp luật thì thẩm quyền giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ là Tòa án nơi bị đơn cư trú khi làm việc. Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện trực tiếp tại phiên tòa.